Xin giấy chứng nhận lưu hành tự do – CFS cho thực phẩm

BANNER DICH VU XIN CFS Thuc Pham

Xin giấy chứng nhận lưu hành tự do – CFS cho thực phẩm là thủ tục ngày càng được nhiều đơn vị quan tâm do nhu cầu xuất khẩu đang ngày càng cao. Anh Vinh – Giám đốc một Công ty Logistic, đã liên hệ với Công ty Luật LA Việt Nam để xử lý vấn đề sau: Anh Vinh cần xin CFS cho thực phẩm để xuất khẩu sản phẩm cà phê rang sang Trung Quốc. Anh Vin hmuốn biết cần phải làm gì? Chuẩn bị những giấy tờ gì, và thời gian, chi phí thực hiện thủ tục xi ncấp CFS cho sản phẩm thực phẩm.

Thông qua những thắc mắc trên của anh Vinh, chúng tôi muốn chia sẻ đến những Quý khách hàng đang có nhu cầu hoặc còn đang gặp khó khăn trong việc xin cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do thực phẩm được nắm rõ hơn về thủ tục này trong bài viết dưới đây.

  1. CFS là gì? Khi nào cần xin cấp CFS xuất khẩu?

CFS là từ viết tắt của Certificate of Free Sale, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là Chứng nhận lưu hành tự do.

Theo Khoản 1 Điều 36 Luật Quản lý ngoại thương 2017 Giấy chứng nhận lưu hành tự do được định nghĩa như sau: “Giấy chứng nhận lưu hành tự do là văn bản chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu hàng hóa để chứng nhận hàng hóa đó được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.

Việc xin giấy chứng nhận lưu hành tự do không phải là thủ tục bắt buộc, tuỳ thuộc vào yêu cầu của mỗi quốc gia nhập khẩu mà thương nhân xuất khẩu mới cần phải thực hiện thủ tục này.

Giấy chứng nhận lưu hành tự do - CFS cho thực phẩm

  1. Cơ quan nào cấp CFS cho mặt hàng thực phẩm?

Sau khi tìm hiểu định nghĩa về giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) tại mục 1, vấn đề tiếp theo mà không ít doanh nghiệp gặp vướng mắc là “Cơ quan nhà cấp CFS cho mặt hàng thực phẩm?”. Tại Phụ lục V Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về danh mục hàng hoá và thẩm quyền quản lý CFS, trong đó việc cấp CFS thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của 03 bộ sau:

STT Hàng hoá Thẩm quyền quản lý
1 Thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, phụ gia thực phẩm, nước uống, nước sinh hoạt, nước khoáng thiên nhiên Bộ Y tế
2 Sản phẩm trong nuôi trồng, thu hoạch, chế biến, bảo quản, vận chuyển nông sản, lâm sản, thủy sản, muối; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3 Sản phẩm công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác theo quy định của pháp luật. Bộ Giao thông vận tải

 

Tuy nhiên, với các hàng hoá thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy trình thủ tục được thực hiện theo quy định tại Văn bản hợp nhất số 08/VBHN-BNNPTNT. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến trình tự thủ tục cấp CFS thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế và Bộ Công thương được thực hiện theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP.

Có thể bạn quan tâm: Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) cho mỹ phẩm

  1. Điều kiện và trình tự thủ tục xin cấp CFS cho thực phẩm

Với các loại thực phẩm thuộc danh mục hàng hoá được đề cập tại mục 2 cần phải đáp ứng điều kiện sau trước khi xin cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do:

  • Đối với thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm: hàng hoá phải được công bố trên website chính thức của cơ quan có thẩm quyền quản lý về an toàn thực phẩm tại địa phương thông qua thủ tục tự công bố sản phẩm;
  • Đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định: hàng hoá phải được cấp giấy tiếp nhận bản công bố sản phẩm thông qua thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm;

Trường hợp thương nhân xuất khẩu đã đáp ứng được điều kiện nêu trên thì quy trình cấp CFS thực phẩm được tiến hành qua 03 bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp CFS nêu rõ tên hàng, mã HS của hàng hóa, số chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm hoặc số đăng ký, số hiệu tiêu chuẩn (nếu có), thành phần hàm lượng hợp chất (nếu có), nước nhập khẩu hàng hóa: 1 bản chính, thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh (theo mẫu)
  • Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân
  • Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có), bao gồm tên, địa chỉ của cơ sở, các mặt hàng sản xuất để xuất khẩu: 1 bản chính
  • Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa kèm theo cách thể hiện (trên nhãn hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa): 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

Bước 2:  Nộp hồ sơ trực tiếp tại các cơ quan sau:

Thẩm quyền quản lý CFS Cơ quan cấp CFS
Bộ Y tế Cục An toàn thực phẩm
Bộ Công Thương Một trong ba cơ quan sau:

–          Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội – Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương, địa chỉ: 25 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

–          Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Đà Nẵng – Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương, địa chỉ: 7B Cách Mạng Tháng Tám, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

–          Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hồ Chí Minh – Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương, địa chỉ: Lầu 8, tòa nhà 12 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

 

 

Bước 3: Trả kết quả

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp CFS thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan sẽ cấp CFS có hiệu lực 02 năm kể từ ngày cấp. Trường hợp không cấp CFS, cơ quan cấp CFS có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Lưu ý:

  • Cơ quan cấp CFS có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất trường hợp nhận thấy việc kiểm tra trên hồ sơ là chưa đủ căn cứ để cấp CFS hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định đối với CFS đã cấp trước đó.
  • Bộ, cơ quan ngang bộ thu hồi CFS đã cấp trong những trường hợp sau:

+ Thương nhân xuất khẩu giả mạo chứng từ, tài liệu.

+ CFS được cấp cho hàng hóa mà không phù hợp các tiêu chuẩn công bố áp dụng.

  • Trường hợp nước nhập khẩu yêu cầu thương nhân nộp CFS theo mẫu CFS do nước đó quy định, cơ quan cấp CFS dựa trên mẫu được yêu cầu để cấp CFS;
  1. Dịch vụ xin cấp CFS cho thực phẩm tại LAVN

Tuy trình tự thủ tục xin cấp CFS cho thực phẩm không quá phức tạp, như chúng tôi đã trình bày tại phần 3 nhưng vẫn không ít doanh nghiệp gặp khó khăn khi xin loại giấy này hoặc do chưa tìm hiểu rõ yêu cầu của nước nhập khẩu nên bị vướng hàng tại cảng hải quan vì không có giấy chứng nhận lưu hành tự do sản phẩm. Chính vì lẽ đó, LAVN thông quan bài viết này để hướng dẫn các Quý doanh nghiệp tự xin CFS tiến hành dễ dàng thuận lợi hơn, đồng thời chúng tôi cũng cung cấp dịch vụ này cho các doanh nghiệp cần chúng tôi thay mặt thực hiện.

Khi sử dụng dịch vụ cấp CFS cho thực phẩm tại LAVN khách hàng sẽ nhận được những gì?

  • Tư vấn rõ ràng cụ thể về điều kiện, trình tự thủ tục, thời gian, chi phí;
  • Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị hồ sơ tài liệu cần phải cung cấp;
  • Soạn hồ sơ tài liệu nhanh chóng;
  • Thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Nhận kết quả đúng thời hạn cam kết, không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khác;
  • Tư vấn các vấn đề liên quan sau khi được cấp CFS như hợp pháp hoá lãnh sự,
Rate this post