Thủ tục tự công bố thức ăn chăn nuôi

Cùng với sự phát triển của ngành Chăn nuôi, các loại thức ăn chăn nuôi với đủ loại mẫu mã, công dụng đang ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường. Nhằm đảm bảo sản phẩm đạt yêu cầu về chất lượng, an toàn với môi trường và sức khỏe của vật nuôi, Nhà nước ta đã yêu cầu các tổ chức, cá nhân trước khi đưa sản phẩm ra lưu thông ngoài thị trường thì cần phải tiến hành công bố thức ăn chăn nuôi. Thông qua bài viết này, LAVN Law Firm sẽ mang các kiến thức về thủ tục tự công bố thức ăn chăn nuôi một cách đầy đủ và chính xác nhất đến với quý khách hàng và doanh nghiệp.

Thu tuc tu cong bo thuc an chan nuoi 1

Văn bản pháp luật hướng dẫn thủ tục tự công bố thức ăn chăn nuôi

Các văn bản pháp luật quy định về thủ tự công bố thức ăn chăn nuôi bao gồm:

  • Luật Chăn nuôi số: 32/2018/QH14.
  • Nghị định số 13/2020/NĐ-CP Hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi
  • Nghị định số 14/2021/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi
  • Nghị định số 46/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung nghị định số 13/2020/NĐ-CP

Sản phẩm nào được làm tự công bố?

Theo khoản 1 Điều 33 Luật Chăn nuôi 2018, các sản phẩm phải thực hiện thủ tục tự công bố thức ăn chăn nuôi là Sản phẩm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc. Như vậy, sản phẩm thức ăn bổ sung và sản phẩm thức ăn truyền thống không được thực hiện tự công bố.

Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, theo khoản 26 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018, được hiểu là hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn được phối chế, có đủ chất dinh dưỡng để duy trì hoạt động sống và khả năng sản xuất của vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc chu kỳ sản xuất mà không cần thêm thức ăn khác ngoài nước uống.

Thức ăn đậm đặc, theo khoản 27 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018, được hiểu là hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn có hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn nhu cầu của vật nuôi và dùng để phối chế với nguyên liệu khác tạo thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.

Thủ tục tự công bố thức ăn chăn nuôi thực hiện thế nào?

Hiện nay thủ tục tự công bố thức ăn chăn nuôi được tiến hành trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mà không cần phải nộp hồ sơ trực tiếp, tại đây doanh nghiệp chỉ cần thao tác kê khai thông tin và tải hồ sơ tài liệu lên hệ thống thông tin cụ thể các bước thực hiện như sau: 

Bước 1: Truy cập trang https://dvc.mard.gov.vn/Pages/default.aspx và tiến hành đăng nhập vào tài khoản

Bước 2: Tìm kiếm thủ tục “Công bố thông tin sản phẩm thức ăn bổ sung nhập khẩu” hoặc “Công bố thông tin sản phẩm thức ăn bổ sung sản xuất trong nước” tùy vào sản phẩm

Bước 3: Nhấn vào nút “Nộp hồ sơ” và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu

Ngay khi nộp hồ sơ tự công bố thức ăn chăn nuôi, thông tin sản phẩm sẽ được cập nhật ngay trên hệ thống và được cấp mã số công nhận, Đối với sản phẩm nhập khẩu doanh nghiệp truy cập vào đường link: https://dvc.mard.gov.vn/Pages/dm-tacn-nhap-khau.aspx Đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi được sản xuất trong nước doanh nghiệp truy cập vào đường link sau:

https://dvccn.mard.gov.vn/sites/ccn/tra-cuu-danh-muc/Pages/danh-muc-dien-tu-v2.aspx

Hồ sơ công bố bao gồm:

Thành phần hồ sơ tự công bố thức ăn chăn nuôi đối với thức ăn sản xuất trong nước:

  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi;
  • Hợp đồng thuê, gia công thức ăn chăn nuôi đối với trường hợp tổ chức, cá nhân thuê, gia công tại cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi;
  • Tiêu chuẩn công bố áp dụng, văn bản thông báo tiếp nhận công bố hợp quy của sản phẩm;
  • Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn của sản phẩm trong tiêu chuẩn công bố áp dụng và trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng được cấp bởi phòng thử nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định hoặc thừa nhận;
  • Mẫu của nhãn sản phẩm.

Đối với thức ăn chăn nuôi nhập khẩu bao gồm tài liệu sau:

  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc văn bản có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp;
  • Một trong các giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng (ISO), Thực hành sản xuất tốt (GMP), Phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) hoặc giấy chứng nhận tương đương của cơ sở sản xuất;
  • Bản thông tin sản phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất cung cấp bao gồm thành phần nguyên liệu, công dụng, hướng dẫn sử dụng; chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu an toàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
  • Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân đăng ký theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; nhãn phụ của sản phẩm thể hiện bằng tiếng Việt theo quy định;
  • Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn của sản phẩm được cấp bởi phòng thử nghiệm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ chỉ định hoặc được công nhận bởi tổ chức công nhận quốc tế hoặc tổ chức công nhận khu vực hoặc phòng thử nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định hoặc thừa nhận;
  • Mẫu của nhãn sản phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất cung cấp.

Có thể thấy, thủ tục tự công bố thức ăn chăn nuôi có số lượng hồ sơ khá nhiều và phức tạp. Do đó, để đảm bảo việc thực hiện công bố được suôn sẻ, tránh mất thời gian, quý khách có thể liên hệ với một đơn vị tư vấn uy tín để được hướng dẫn một cách chi tiết. Ví dụ như cách để có được Giấy chứng nhận lưu hành tự do, Giấy chứng nhận Thực hành sản xuất tốt; Cách soạn bản thông tin chi tiết sản phẩm; Cách lấy phiếu kết quả thử nghiệm,…

Rủi ro khi không thực hiện thủ tục tự công bố thức ăn chăn nuôi

Thủ tục tự công bố thức ăn chăn nuôi là một thủ tục bắt buộc trước khi tổ chức, cá nhân tiến hành đưa sản phẩm ra thị trường. Do đó, việc tổ chức, cá nhân không tiến hành công bố là trái với quy định của pháp luật, dẫn đến việc có thể bị xử phạt rất nặng theo các quy định của Nghị định 14/2021/NĐ-CP. Cụ thể:

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin sản phẩm trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Khoản 3 Điều 14)
  • Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin sản phẩm trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trừ trường hợp nhập khẩu để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm, nuôi thích nghi, nghiên cứu, khảo nghiệm, làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm, sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu.
  • Lưu ý: Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 14/2021/NĐ-CP, mức phạt tiền trên là mức phạt tiền được áp dụng cho cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Ngoài ra, có không ít trường hợp quý khách hàng và doanh nghiệp bị nhầm lẫn giữa 4 nhóm thức ăn chăn nuôi: Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn bổ sung, thức ăn đậm đặc và thức ăn truyền thống. Từ đó, thực hiện sai thủ tục như sản phẩm cần phải đăng ký thì lại tự công bố và ngược lại, dẫn đến lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức,ảnh hưởng kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, để tránh những sai lầm đáng tiếc như vậy, quý khách hàng và doanh nghiệp nên liên hệ với một đơn vị tư vấn uy tín để có thể giải quyết thủ tục này một cách nhanh nhất

LAVN làm sẽ làm gì cho bạn?

LAVN có trên 7 năm kinh nghiệm làm thủ tục tự công bố thức ăn chăn nuôi cho các khách hàng trong và ngoài nước. Đến với chúng tôi, bạn sẽ được hỗ trợ các vấn đề sau:

  • Tư vấn phân loại các nhóm thức ăn chăn nuôi;
  • Tư vấn điều kiện, thủ tục xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi;
  • Tra cứu, soạn thảo hồ sơ, đề cương kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi và các giấy tờ cần thiết khác;
  • Đại diện khách hàng nộp hồ sơ, đôn đốc quá trình giải quyết hồ sơ, nhận kết quả đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Cục Chăn nuôi hoặc Tổng Cục Thủy sản).

Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề này! 

5/5 - (3 bình chọn)