Thủ tục công bố sữa nhập khẩu nhanh chóng nhất hiện nay

Sữa, đặc biệt là sữa nhập khẩu, đang là một sản phẩm rất được phần đông người tiêu dùng đón nhận. Với nhu cầu về sữa nhập khẩu đang tăng vọt như hiện nay thì các doanh nghiệp tiến hành kinh doanh các loại sữa nhập khẩu cũng ngày một nhiều và cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt. Tuy nhiên, không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng nắm vững được các quy định của pháp luật để có thể kinh doanh một cách hợp pháp, đặc biệt là các quy định về công bố sữa nhập khẩu. Qua bài viết này, LAVN sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin mới nhất, chi tiết nhất về vấn đề này.

 

Đối tượng cần công bố sữa nhập khẩu

Theo các quy định tại Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì “Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm đối với các sản phẩm sau đây:

  1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
  2. Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
  3. Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.”

Sữa, đặc biệt là sữa bột nhập khẩu, là một loại sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi nên sẽ phải tiến hành thủ tục đăng ký công bố chất lượng sản phẩm với cơ quan nhà nước.

Thu tuc cong bo sua nhap khau 1
tư vấn công bố thực phẩm

Hồ sơ đăng ký công bố chất lượng sữa nhập khẩu

Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì hồ sơ đăng ký công bố chất lượng sản phẩm sữa nhập khẩu bao gồm:

  1. Bản công bố sản phẩm (Theo mẫu);
  2. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/xuất khẩu cấp có nội dung bảo đảm an toàn cho người sử dụng hoặc được bán tự do tại thị trường của nước sản xuất/xuất khẩu;
  3. Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế;
  4. Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố. 

Lưu ý: Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu;

  1. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương trong trường hợp sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019.
  2. Mẫu nhãn sản phẩm
  3. Nhãn phụ dự thảo

Trình tự và thủ tục thực hiện

Bước 1: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định. 

Bước 2: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm sữa nhập khẩu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm. Thời gian thẩm định hồ sơ tính từ thời điểm hồ sơ được nộp trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc theo dấu đến của cơ quan tiếp nhận (trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp hồ sơ trực tiếp).

Trong trường hợp không đồng ý với hồ sơ công bố sản phẩm của tổ chức, cá nhân hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ có văn bản nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu. 

Lưu ý: 

+ Cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ được yêu cầu sửa đổi, bổ sung 01 lần. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định hồ sơ và có văn bản trả lời. Sau 90 ngày làm việc kể từ khi có công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ không còn giá trị.

+ Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.

Bước 3: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm sẽ có trách nhiệm thông báo công khai tên, sản phẩm của tổ chức, cá nhân đã được tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trên trang thông tin điện tử (website) của mình và cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm.

Dịch vụ công bố chất lượng sữa nhập khẩu tại LAVN

Nếu quý khách hàng vẫn còn thắc mắc về vấn đề trên, đừng ngần ngại mà hãy sử dụng dịch vụ công bố chất lượng sữa nhập khẩu của LAVN chúng tôi. Các luật sư tư vấn của chúng tôi sẽ:

+ Kiểm tra, đánh giá tính pháp lý của các yêu cầu tư vấn và các giấy tờ của Quý khách hàng;

+ Trên cơ sở các yêu cầu và tài liệu Quý khách hàng cung cấp; chúng tôi sẽ phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc;

+ Tham gia đàm phán; thương thảo với đối tác của khách hàng trong việc Công bố thực phẩm và tiêu chuẩn thực phẩm nếu Khách hàng yêu cầu;

+ Đại diện khách hàng dịch thuật, công chứng các giấy tờ có liên quan;

+ Đại diện khách hàng để nộp và theo dõi hồ sơ Công bố thực phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Đại diện theo dõi hồ sơ và trả lời của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng;

+ Khiếu nại quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận (Nếu có);

+ Đại diện nhận giấy chứng nhận Công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và giao cho khách hàng.

5/5 - (1 bình chọn)