Công bố hợp quy là gì?
Theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006 quy định công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Như vậy, các cá nhân tổ chức kinh doanh, sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm có quy định công bố hợp quy phải tiến hành công bố trước khi lưu thông sản phẩm trên thị trường. Trong đó thức ăn thuỷ sản là một trong những sản phẩm phải thực hiện thủ tục này. LAVN sẽ trình bày cụ thể những loại sản phẩm nào bắt buộc phải công bố hợp quy thức ăn thuỷ sản, thành phần hồ sơ và quy trình thủ tục công bố thức ăn thuỷ sản trong bài viết dưới đây.
Có thể bạn quan tâm: Thủ tục đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi
Sản phẩm loại nào cần công bố hợp quy?
Tại Khoản 14 Điều 3 Luật Thuỷ sản quy định thức ăn thủy sản là sản phẩm cung cấp dinh dưỡng, thành phần có lợi cho sự phát triển của động vật thủy sản, bao gồm thức ăn hỗn hợp, chất bổ sung, thức ăn tươi sống và nguyên liệu. Theo đó, các loại sản phẩm phải công bố hợp quy theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) bao gồm:
- QCVN 02 – 31 – 1 : 2019/BNNPTNT: sản phẩm thức ăn hỗn hợp có mã HS 2309.90.13; 2309.90.19 dùng trong nuôi trồng thuỷ sản;
- QCVN 02 – 31 – 2 : 2019/BNNPTNT: sản phẩm thức ăn bổ sung có mã HS 2309.90.20 dùng trong nuôi trồng thuỷ sản;
- QCVN 02 – 31 – 3 : 2019/BNNPTNT: thức ăn tươi sống có mã HS 2309.90.90 dùng trong nuôi trồng thuỷ sản;
- QCVN 01 – 190 : 2020/BNNPTNT: nguyên liệu sản xuất thức ăn thuỷ sản được kinh doanh tại Việt Nam;
Thủ tục công bố hợp quy thức ăn thủy sản
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng phải áp dụng quy chuẩn kỹ thuật có trách nhiệm công bố hợp quy thức ăn thuỷ sản phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng tại cơ quan chuyên ngành (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) trước khi lưu thông trên thị trường.
Thủ tục được tiến hành theo 03 bước sau:
Bước 1: Xác định đối tượng công bố hợp quy phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật
- QCVN 02 – 31 – 1 : 2019/BNNPTNT áp dụng cho các sản phẩm thức ăn hỗn hợp có mã HS 2309.90.13; 2309.90.19 được sản xuất và nhập khẩu tại Việt Nam;
- QCVN 02 – 31 – 2 : 2019/BNNPTNT áp dụng cho các sản phẩm thức ăn bổ sung có mã HS 2309.90.20 được sản xuất và nhập khẩu tại Việt Nam. Thức ăn bổ sung hay còn gọi là chất bổ sung là nguyên liệu đơn hoặc hỗn hợp của nhiều nguyên liệu được bổ sung vào thức ăn hoặc khẩu phần ăn để cân đối dinh dưỡng hoặc đóng vai trò chức năng đặc trưng trong thức ăn thủy sản.
- QCVN 02 – 31 – 3 : 2019/BNNPTNT áp dụng thức ăn tươi sống có mã HS 2309.90.90 được sản xuất và nhập khẩu tại Việt Nam, không áp dụng áp dụng cho tổ chức cá nhân tự sản xuất thức ăn tươi sống để sử dụng nội bộ. Thức ăn tươi, thức ăn sống được hiểu là các loại sinh vật chưa qua chế biến,ở trạng thái sống, tươi, đông lạnh dùng làm thức ăn cho động vật thủy sản.
- QCVN 01 – 190 : 2020/BNNPTNT áp dụng cho nguyên liệu sản xuất thức ăn thuỷ sản được kinh doanh tại Việt Nam, không áp dụng cho hộ kinh doanh sản xuất, mua bán và sơ chế nguyên liệu sản xuất thức ăn thuỷ sản.
Bước 2: Đánh giá sự phù hợp đối tượng của công bố hợp quy với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng
Có 03 hình thức đánh giá sự phù hợp như sau:
- a) Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân.
- b) Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký lĩnh vực hoạt động hoặc thừa nhận theo quy định của pháp luật.
- c) Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên hình thức đánh giá sự phù hợp phải được thực hiện theo quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. Đồng thời, phương thức đánh giá cũng phải tuân theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chẳng hạn như thử nghiệm mẫu điển hình hoặc thử nghiệm lô sản phẩm, hàng hoá.
Trường hợp sử dụng kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài thì tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài phải được thừa nhận theo quy định của pháp luật hoặc được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định;
Bước 3: Đăng ký bản công bố hợp quy
Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ công bố hợp quy theo quy định pháp luật, nội dung này được chúng tôi đề cập chi tiết tại phần tiếp của bài viết này.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ tài liệu, doanh nghiệp công bố hợp quy lập 02 (hai) bộ hồ sơ công bố hợp quy, trong đó 01 (một) bộ hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương và 01 (một) bộ hồ sơ lưu giữ tại tổ chức, cá nhân.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp quy, cơ quan chuyên ngành thông báo bằng văn bản đề nghị bổ sung các loại giấy tờ theo quy định tới tổ chức, cá nhân công bố hợp quy. Sau thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan chuyên ngành gửi văn bản đề nghị mà hồ sơ công bố hợp quy không được bổ sung đầy đủ theo quy định, cơ quan chuyên ngành có quyền hủy bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.
Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp quy, cơ quan chuyên ngành tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ công bố hợp quy:
- Trường hợp hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ và hợp lệ, cơ quan chuyên ngành ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.
Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hơp quy có giá trị theo giá trị của giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp hoặc có giá trị ba (03) năm kể từ ngày lãnh đạo tổ chức, cá nhân ký xác nhận báo cáo đánh giá hợp quy (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân tự đánh giá hợp quy);
- Trường hợp hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ nhưng không hợp lệ, cơ quan chuyên ngành thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy về lý do không tiếp nhận hồ sơ.
Hồ sơ công bố hợp quy thức ăn thủy sản
1. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân, hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:
- Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và nội dung bổ sung quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư này);
- Báo cáo kết quả tự đánh giá bao gồm các thông tin sau:
- Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax;
- Tên sản phẩm, hàng hóa, nhà sản xuất;
- Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
- Kết quả thử nghiệm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của tổ chức thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng;
- Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
- Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá.
Tài liệu trên sẽ được LAVN soạn thảo dựa trên thông tin doanh nghiệp công bố hợp quy cung cấp.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần cung cấp phiếu kết quả thử nghiệm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của tổ chức thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng
2 .Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:
- Doanh nghiệp cần cung cấp: Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng kèm theo mẫu dấu hợp quy do tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân;
- LAVN chuẩn bị: Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và nội dung bổ sung quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư này);
LAVN LAW FIRM làm gì được cho bạn?
Sử dụng dịch vụ công bố hợp quy thức ăn thuỷ sản tại LAVN khách hàng sẽ được đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm và chuyên môn tư vấn tận tâm và thực hiện các công việc sau:
- Xem xét hồ sơ và các thông tin khách hàng cung cấp, từ đó tư vấn hướng giải quyết nhanh chóng nhất;
- Tư vấn điều kiện các các tài liệu giấy tờ khách hàng cần cung cấp, đồng thời hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ nếu chưa có;
- Soạn hồ sơ và nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ trong 01 ngày làm việc kể từ ngày quý khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin;
- Hỗ trợ liên hệ đơn vị kiểm nghiệm hoặc tổ chức chứng nhận hợp quy khi có yêu cầu của khách hàng;
- Sau khi hoàn thành thủ tục công bố hợp quy chúng tôi vẫn sẽ hỗ trợ tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan.