Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài mới nhất

Việt Nam được biết đến là  “thỏi nam châm” thu hút đầu tư nước ngoài, bởi tình hình chính trị quốc gia ổn định, tăng trưởng kinh tế bền vững, lực lượng lao động dồi dào và những chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng làm thế nào để người nước ngoài có thể đầu tư, rót vốn vào nền kinh tế của Việt Nam, hãy cùng LAVN tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết dưới đây. 

Khái niệm công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Theo Luật đầu tư 2020 quy định: “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.”

Ngoài ra, có thể hiểu công ty có vốn đầu tư nước ngoài là đơn vị có nhà đầu tư của một quốc gia khác đầu tư tất cả hay một phần nào đó trên lãnh thổ nước kia để hoạt động kinh doanh kiếm lời. 

Hiện nay không ít các doanh nghiệp vẫn chưa phân biệt được hai khái niệm là công ty nước ngoài và công ty có vốn đầu tư nước ngoài, hầu hết mọi người đều đánh đồng ý nghĩa của chúng. 

Theo Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Tổ chức nước ngoài là tổ chức được thành lập ở nước ngoài theo pháp luật nước ngoài.”. Như vậy, sự khác biệt lớn nhất của hai loại hình công ty này là về vị trí trụ sở công ty và pháp luật áp dụng. Cụ thể: công ty có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam và có địa chỉ trụ sở tại Việt Nam còn công ty nước ngoài được thành lập theo quy trình và thủ tục pháp luật nước ngoài, có trụ sở tại nước ngoài. Tuy nhiên công ty nước ngoài có thể thành lập hiện diện thương mại tại lãnh thổ Việt Nam như văn phòng đại diện, chi nhánh, ngoài ra công ty nước ngoài thường được biết đến với tư cách là nhà đầu tư hoặc công ty mẹ,…

Khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Điều kiện để thành lập công ty có vốn đầu tư ở nước ngoài

Điều kiện về ngành nghề kinh doanh: hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật không cấm. Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Điều kiện về hình thức đầu tư: phụ thuộc vào hình thức đầu tư mà nhà đầu tư phải đáp ứng được các yêu cầu theo quy định. Chẳng hạn đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế thì trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngoài ra nhà đầu tư còn phải đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Thêm vào đó, còn phải đáp ứng điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ,…và các điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Hình thức đầu tư thành lập công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam hiện nay

Hiện nay, nhà đầu tư nước ngoài có thể thực hiện hoạt động tư tại Việt Nam dưới các hình thức sau:

  1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
  2. Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
  3. Thực hiện dự án đầu tư.
  4. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
  5. Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

Quy trình thành lập Công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Để thành lập Công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhà đầu tư phải làm hai thủ tục cơ bản, đó là: thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tưThủ tục đăng ký doanh nghiệp

Bước 1: Chuẩn bị tài liệu xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư 

– Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

– Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: Nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;

Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực; Xác nhận số dư tài khoản tương ứng với vốn dự định thành lập công ty;

Đối với nhà đầu tư là tổ chức kinh tế: Bản sao một trong các tài liệu sau: Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; Tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư; Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

Bước 2: Nộp hồ sơ trực tuyến trên hệ thống thông tin 

Tại website: https://dautunuocngoai.gov.vn/fdi kê khai và các thông tin về dự án đầu tư và tải hồ sơ lên hệ thống. 

Cơ quan Đăng ký đầu tư cũng sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để tiếp nhận, xử lý, trả kết quả hồ sơ đăng ký đầu tư, cập nhật tình hình xử lý hồ sơ và cấp mã số cho dự án đầu tư.

Bước 3: Sau khi hồ sơ trực tuyến được phê duyệt, nộp 01 bộ hồ sơ giấy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, Cơ quan đăng ký đầu tư sẽ thông báo kết quả cho nhà đầu tư về việc xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Bước 4. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp gồm:

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh;
  2. Điều lệ công ty và Danh sách thành viên;
  3. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  4. Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác và Văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
  5. Giấy tờ xác thực cá nhân người đại diện theo pháp luật và người nộp hồ sơ (trong trường hợp uỷ quyền nộp hồ sơ).

Bước 5: Nộp hồ sơ trực tuyến 

Tại website: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ kê khai thông và tải hồ sơ lên hệ thống. Thực hiện thanh toán lệ phí và nộp hồ sơ trực tuyến. 

Sau 03 ngày làm việc, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở sẽ trả kết quả về việc xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 

Dịch vụ làm thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài - LAVN
Dịch vụ làm thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài – LAVN

Các câu hỏi khác

Cần bao nhiêu vốn cho việc thành lập công ty nước ngoài?

LAVN trả lời: Hiện nay, pháp luật Việt Nam không quy định về số vốn tối thiểu phải có để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, quy mô vốn đầu tư là một trong điều kiện để xác định đối tượng được hưởng ưu đãi hỗ trợ đầu tư. 

Thời gian bao lâu để thành lập công ty vốn nước ngoài?

LAVN trả lời: Thành lập công ty có vốn nước ngoài sẽ mất từ 15 – 30 ngày làm việc  để xin giấy phép đăng ký đầu tư và từ 3 – 6 ngày làm việc để xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tổng thời gian cần thiết để thành lập công ty có yếu tố nước ngoài sẽ khoảng từ 18 – 36 ngày làm việc.

Thẩm quyền cấp phép đầu tư cho cty vốn nước ngoài

LAVN trả lời: Đối với các doanh nghiệp có trụ sở tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép là Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.

Ngược lại công ty có vốn đầu tư nước ngoài có trụ sở đặt ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thì cơ quan có thẩm quyền là Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. 

Quy trình tư vấn thành lập công ty nước ngoài tại LAVN

LAVN trả lời: 

  • Xác định hình thức đầu tư thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài;
  • Tư vấn điều kiện thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam;
  • Tư vấn quy trình thủ tục thực hiện;
  • Tư vấn chuẩn bị các giấy tờ tài liệu hồ sơ mà khách hàng cần phải cung cấp;
  • Soạn và nộp hồ sơ xin giấy phép đầu tư và thành lập doanh nghiệp;
  • Cam kết sẽ thực hiện thủ tục một cách nhanh chóng, đảm bảo hiệu quả về thời gian và công việc cho Quý khách hàng.
Rate this post