QUY ĐỊNH NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI CỦA DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Việt Nam là một quốc gia dân số khá trẻ với nhiều tiềm năng phát triển nên đây là một điểm đến hấp dẫn đầy tiềm năng đối với thương nhân nhượng quyền. Do đó, có rất nhiều thương nhân nước ngoài thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam.Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu các vấn đề liên quan đến nhượng quyền thương mại của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, chúng tôi xin giới thiệu bài viết về việc phân tích các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
Thứ nhất, đối với điều kiện hoạt động nhượng quyền thương mại
Hiện nay, theo quy định pháp luật thương mại, cụ thể tại điều 8 Nghị định 08/2018/NĐ-CP quyy định về điều kiện của bên nhượng quyền:“Điều 5. Điều kiện đối với Bên nhượng quyền. Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm”.Có thể thấy, điều kiện áp dụng đối với thương nhân nhượng quyền là hệ thống nhượng quyền đã hoạt động ít nhất 01 năm thì mới được thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại. Như vậy, đối với hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, các thương nhân nước ngoài cần phải bảo đảm hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã hoạt động trong thời gian ít nhất là 01 năm.
Bên cạnh đó, với tư cách là thành viên của WTO, khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp nhượng quyền thương mại cũng là doanh nghiệp nước ngoài đến từ quốc gia cùng là thành viên của WTO thì các bên phải tuân theo lộ trình cam kết mở cửa đối với lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ mà Việt Nam đã ký kết. Đồng thời, các bên cũng phải tuân thủ các điều ước song phương mà hai bên đã ký kết. Do đó, hàng hóa, dịch vụ trong hoạt động nhượng quyền thương mại của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh và phải thực hiện theo cam kết quốc tế của Việt Nam.
Tham khảo: Điều kiện hoạt động nhượng quyền thương mại
Thứ hai, đối với yêu cầu về cung cấp thông tin
Yêu cầu cung cấp thông tin đối với hoạt động nhượng quyền thương mại là điều quan trọng đối với bên nhân quyền và bên nhượng quyền. Các doanh nghiệp với tư cách là bên nhận quyền từ các thương nhân nước ngoài thì bên nhận quyền cần phải có đủ thời gian để nghiên cứu và tìm hiểu nhằm đánh giá khả năng kinh doanh của hệ thống nhượng quyền, tránh rủi ro trước khi ký kết hợp đồng. Do đó, Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định bên nhượng quyền phải cung cấp các tài liệu quy định cho bên nhận quyền ít nhất 15 ngày trước khi ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại. Việc đưa ra những thông tin chi tiết cho bên nhận quyền sẽ giúp cho nhà nhận quyền dự kiến hiểu rõ được nhà nhượng quyền, những quy định của các bên trong suốt quá trình thực hiện và rõ ràng cũng giúp cho nhà nhận quyền đánh giá lại khả năng của mình, đánh giá lại khả năng theo đuổi của mình cùng với nhà nhượng quyền trong tương lai. Vì khi đã trở thành nhà nhận quyền là cam kết trọn vẹn cùng nhà nhượng quyền chia sẻ thành công và khó khăn trong suốt quá trình hợp tác này.
Tương tự, bên nhượng quyền trao các quyền thương mại của mình trong hoạt động nhượng quyền thương mại, bao gồm thương hiệu do mình gây dựng nên cùng các bí mật kinh doanh, cho một đối tác khác có thể gây ra nhiều rủi ro trong vấn đề nắm giữ ưu thế cạnh tranh, hơn nữa nếu bên nhận quyền thất bại thì sẽ ảnh hưởng đáng kể tới bên nhượng quyền. Vì thế bên nhượng quyền có quyền yêu cầu bên nhận quyền cung cấp thông tin một cách hợp lý để có thể quyết định trao quyền cho bên dự kiến nhận quyền
Thứ ba, về hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế
Hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế là một hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài. Đối với nội dung bài viết này thì yếu tố nước ngoài được thể hiện qua chủ thể là doanh nghiệp nước ngoài. Do đó, hợp đồng nhượng quyền thương mại của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam phải bên nhượng quyền phải là thương nhân nước ngoài và được tiến hành trên lãnh thổ Việt Nam. Bên nhận quyền có thể là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam và đang tiến hành hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Các chủ thể trong hợp đồng nhượng quyền thương mại phải đảm bảo điều kiện về tư cách chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng phải tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam, cụ thể quy định tại bộ luật dân sự 2015 và Nghị định 35/2006/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam không áp đặt quy định về nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng nhượng quyền thương mại cũng như không ấn định hệ thống pháp luật nào sẽ được áp dụng để điều chỉnh loại hợp đồng mà tùy theo từng hợp đồng cụ thể, các bên có thể tự do thỏa thuận đưa ra những điều khoản mà cả hai cùng đồng thuận. Tuy nhiên, đây là những vấn đề mà các bên cần lưu ý khi giao kết hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài bởi việc lựa chọn của các bên có ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng và khi có tranh chấp (nếu có) xảy ra.
Trên đây là bài viết phân tích về nhượng quyền thương mại của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. LAVN LAW FIRM rất vinh dự khi quý khách hàng lựa chọn bài viết của chúng tôi để tham khảo.