Nhượng quyền thương mại hiện đang là xu thế và là một cách làm giàu với chi phí thấp được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng sử dụng. Hàng loạt chuỗi siêu thị, nhà hàng, khu vui chơi đang được mở rộng với cấp số nhân và đó là minh chứng rõ ràng nhất của hoạt động thương mại đặc thù này. Quyền, nghĩa vụ của bên nhượng quyền và bên được nhượng quyền cũng được quy định rõ ràng theo Luật Thương Mại 2005.
- Khái niệm về nhượng quyền thương mại và các hình thức nhượng quyền
- Quy định chi tiết về nhượng quyền thương mại
- Thủ tục về đăng ký nhượng quyền thương mại
- Ưu nhược điểm của nhượng quyền thương mại
- Lợi ích về nhượng quyền thương mại
- Các câu hỏi thường gặp về nhượng quyền thương mại
- Điều gì đặc biệt ở nhượng quyền thương mại?
- Có luật đặc biệt nào được áp dụng cho hoạt động nhượng quyền không?
- Có phải có nhãn hiệu đã được bảo hộ trong hệ thống hoạt động nhượng quyền thương mại không?
- Việc đăng ký nhãn hiệu có giống nhau ở mọi quốc gia không?
- Một số khoản thanh toán thông thường mà người nhượng quyền sẽ nhận được là gì?
- Các lựa chọn của bên nhượng quyền để mở rộng ra quốc tế là gì?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi đổi ý trong một thời gian ngắn sau khi ký hợp đồng nhượng quyền?
- Tôi có thể đồng thời vừa làm công việc cũ mà vừa mua một kinh doanh nhượng quyền mới không?
- Kết luận
Khái niệm về nhượng quyền thương mại và các hình thức nhượng quyền

Đối với nhà nhượng quyền hay người đang có nhu cầu muốn mua lại một dịch vụ nhượng quyền thì hãy nắm rõ những định nghĩa và các hình thức nhượng quyền hiện nay. Điều này giúp tăng tỉnh táo và có vốn hiểu biết cụ thể, tránh bị lừa lọc hoặc sử dụng nhượng quyền kém chất lượng.
Khái niệm nhượng quyền thương mại
Dựa theo điều 284 của Luật Thương mại 2005 đã định nghĩa nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại. Trong đó, bên nhượng quyền sẽ cho phép bên nhận quyền tự hoạt động việc mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu dưới đây:
- Bên được nhượng quyền phải tuân thủ theo quy định, cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền đã quy định trước đó. Tất cả các yếu tố liên quan đến nhãn hiệu như hàng hóa, tên nhãn hiệu, bí quyết kinh doanh, biểu tượng, quảng cáo,…
- Bên nhượng quyền được cho phép kiểm soát và hỗ trợ bên được nhượng quyền trong các công việc thương mại.
- Bên được nhượng quyền sẽ trả phí theo tháng hoặc tính trên doanh thu cho bên nhượng quyền trong khoảng thời gian nhất định.
Hình thức nhượng quyền thương mại
Có 3 hình thức chính thường xuyên được sử dụng trong nhượng quyền thuộc các hoạt động thương mại. Cụ thể:
- Nhượng quyền theo khu vực: nhượng quyền trong nước, nhượng quyền nước ngoài vào Việt Nam và nhượng quyền Việt Nam ra nước ngoài.
- Nhượng quyền theo tiêu chí: nhượng quyền phân phối sản phẩm và nhượng quyền công thức kinh doanh
- Nhượng quyền theo mục tiêu kinh doanh: nhượng quyền độc quyền, nhượng quyền theo vùng, nhượng quyền riêng lẻ và nhượng quyền phát triển khu vực
Những ví dụ về nhượng quyền thương mại
Có rất nhiều ví dụ về nhượng quyền mà chúng ta dễ dàng bắt gặp trong đời sống. Hàng loạt cái tên xuất hiện sau đấy có thể khiến bạn nghĩ rằng không tin những thương hiệu đó là nhượng quyền:
- Nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam tiêu biểu là các cái tên KFC, Mcdonald, Starbucks, Lotteria, Pizza Company,…
- Nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài: Phúc Long, Phở 24, Trung Nguyên,…
- Nhượng quyền trong nước: The Coffee House, Aha,…
Đa phần những doanh nghiệp ưa thích loại hình kinh doanh này đó là các đơn vị, công ty làm trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống và muốn nhanh chóng tóm lấy thị trường.
Quy định chi tiết về nhượng quyền thương mại

Có rất nhiều quy định, nguyên tắc được sử dụng trong hoạt động nhượng quyền. Do vậy, chúng phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Hình thức: khi thực hiện chuyển nhượng thì cần lập thành văn bản cụ thể hoặc các hình thức khác nhưng đáp ứng đủ giá trị pháp lý.
- Ngôn ngữ: nếu chỉ là chuyển nhượng trong nước thì sử dụng tiếng Việt, nếu chuyển nhượng trong nước thì sử dụng 2 thứ tiếng được cả hai bên đồng thuận.
- Về nội dung: đầy đủ các điều khoản được quy định, không trái với pháp luật và đạo đức xã hội.
- Hai bên phải đầy đủ tư cách của bên nhượng quyền và bên được nhượng quyền
- Thời hạn: Do 2 bên cùng thỏa thuận. Tuy nhiên, nếu một trong hai bên vi phạm đến quyền và nghĩa vụ của bên còn lại thì chuyển nhượng được chấm dứt bất cứ lúc nào.
Với bên ủy quyền
Trừ các trường hợp sẽ có những điều khoản khác mà hai bên tự thỏa thuận thì bên nhượng quyền phải đảm bảo các nghĩa vụ sau đây:
- Cung cấp đầy đủ các tài liệu, thông tin chi tiết về hệ thống nhượng quyền cho bên được nhượng quyền.
- Có trách nhiệm đào tạo và trợ giúp kỹ thuật trong thời gian đầu cho bên được nhượng quyền để đảm bảo hệ thống vận hành đúng theo quy chuẩn.
- Thiết kế và trang trí địa điểm bán hàng và cung cấp các sản phẩm, nguyên liệu, dịch vụ bằng đúng chi phí của bên nhượng quyền.
- Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ
- Đối xử bình đẳng, công bằng với tất cả các bên được nhượng quyền.
Với bên nhận quyền
Cũng tương tự với bên ủy quyền, thì bên nhận quyền có các nghĩa vụ nhất định. Theo đó, các nghĩa vụ của bên nhận quyền chính là:
- Trả tiền nhượng quyền cũng như các khoản chi phí khác theo đúng như ghi trong hợp đồng.
- Đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất, nhân lựng cũng như nguồn vốn để tiếp nhận công thức kinh doanh của bên nhượng quyền.
- Đồng ý khi bên nhượng quyền kiểm soát, hướng dẫn mà giám sát; chấp hành các yêu cầu về trang trí, tổ chức điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ.
- Có trách nhiệm giữ kín bí mật kinh doanh khi đã được nhận quyền, kể cả trước và sau khi hợp đồng hết hiệu lực.
- Khi thời hạn kết thúc, ngay lập tức dừng tất cả các hoạt động liên quan đến nhãn hiệu của bên nhượng quyền với mục đích thu lợi nhuận.
- Không được sang tên, đổi chủ hoặc nhượng quyền khi không có sự đồng ý của bên ủy quyền.
Thủ tục về đăng ký nhượng quyền thương mại

Đăng ký nhượng quyền không hề khó khăn hay phức tạp như mọi người nghĩ. Chỉ cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ đăng ký là có thể nộp lên và chờ đợi được phê duyệt. Một hồ sơ hoàn chỉnh bao gồm:
- Phiếu đăng ký hoạt động dịch vụ nhượng quyền hoạt động thương mại theo mẫu MĐ-1 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư.
- Biên bản giới thiệu về nhượng quyền hoạt động thương mại
- Bản công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp pháp của bên nhượng quyền và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
- Giấy tờ bảo hộ quyền sở hữu tại Việt Nam hoặc nước ngoài trong trường hợp đã được cấp văn bằng bảo hộ hợp pháp.
- Giấy tờ thể hiện sự chấp thuận của bên nhượng quyền và bên được nhượng quyền.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ này, người được nhượng quyền đại diện công ty nộp hồ sơ lên bộ Công thương và chờ 5 ngày để có kết quả cuối cùng. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc tính pháp lý chưa được xác thực thì sau 2 ngày làm việc, Bộ sẽ thông báo để kịp thời bổ sung, hoàn chỉnh.
Ưu nhược điểm của nhượng quyền thương mại

Bất cứ hình thức kinh doanh hoặc chuyển nhượng nào cũng đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Trước khi quyết định lựa chọn thì nhà đầu tư nên cân nhắc cái lợi, cái hại rồi mới tiến hành xuống tiền.
Ưu điểm của nhượng quyền thương mại
Các ưu điểm được chỉ ra sau đây sẽ bao gồm cả bên ủy quyền và bên nhận quyền. Trong đó, những điểm mạnh chính không thể bỏ qua sẽ là:
- Nhanh chóng tiếp cận thị trường, nắm bắt được hiệu quả kinh doanh khi tiến thân vào một thị trường mới với chi phí thấp và giảm thiểu rủi ro.
- Không cần đổ quá nhiều tiền vào các hoạt động quảng cáo mà vẫn có sức lan tỏa, độ phủ sóng rộng rãi.
- Có thêm nguồn thu nhập ổn định thu phí nhượng quyền.
- Có được sự kết hợp giữa bên ủy quyền và nhận quyền từ đó tận dụng kiến thức để phát triển thị trường trong và ngoài nước.
- Bên nhận quyền sẽ không tốn quá nhiều chất xám, thời gian, công sức và tiền bạc vào việc xây dựng một nhãn hiệu mới. Khi nhượng quyền, những gì mà bên ủy quyền có được chính là những gì mà bên nhận quyền được thừa hưởng.
- Sản phẩm, dịch vụ đều đạt chuẩn và hoạt động theo một quy trình cụ thể.
Nhược điểm của nhượng quyền thương mại
Bên cạnh các ưu điểm thì cũng có một số nhược điểm nhất định cần nắm bắt đầy đủ. Theo đó, hạn chế chính sẽ là:
- Bên ủy quyền sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì, kiểm soát và đảm bảo đủ đúng chất lượng ban đầu. Hơn thế, bởi thị trường vô cùng nhiều biến động nên có thể sẽ tự tạo ra đối thử của chính mình.
- Bất đồng quan điểm hoặc xảy ra xung đột với bên nhận quyền thậm chí có cả tranh chấp về mặt pháp lý hoặc sở hữu trí tuệ.
- Hoạt động thiếu chuyên nghiệp, hiệu quả của bên nhận quyền sẽ làm ảnh hưởng đến danh tiếng, uy tín của nhãn hiệu.
- Với bên nhận quyền thì sẽ có số lượng lớn đối thủ cạnh tranh trong chính chuỗi dịch vụ của mình.
- Bên nhận quyền không có khả năng nâng cấp hay cải tiến sản phẩm bởi cần đồng bộ chất lượng giữa tất cả các cửa hàng.
Lợi ích về nhượng quyền thương mại
Hoạt động nhượng quyền mang đến những lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp và cho cả bên sử dụng dịch vụ. Không chỉ vậy, chúng còn giúp các nhà đầu tư sớm có lợi nhuận cũng như an toàn hơn khi đã biết rõ về sản phẩm mình định mua. Các lợi ích có một không hai là:
- Ít rủi ro hơn: Với lợi thế và điểm mạnh mà bên ủy quyền đã xây dựng thì mức độ rủi ro cho bên mua đã giảm thiểu đi rất nhiều. Không chỉ vậy, hiệu quả sẽ được chứng minh với sự hỗ trợ về marketing, địa điểm bán hàng và cả đào tạo nhân sự.
- Thử trước khi mua: Gần như nhà đầu tư trước khi mua nhượng quyền bất cứ một dịch vụ, sản phẩm nào cũng đều dành thời gian để nghiên cứu và trải nghiệm. Họ có thể đến quán cà phê hay cửa hàng ngồi hàng tiếng đồng hồ để xem liệu rằng nhân viên đã tốt chưa, sản phẩm có ngon không,… Từ đó sẽ xác định hình thức này có phù hợp không.
- Sự trung thành của khách hàng: Đa phần các khách hàng nếu ưa thích dịch vụ, sản phẩm thì cho dù ở bất cứ địa điểm chi nhánh nào có nhãn hàng này thì đều sẽ đến và trải nghiệm. Do vậy, tệp khách hàng mà nhãn hiệu mang lại cho bên nhượng quyền là vô cùng lớn.
- Hỗ trợ tài chính: Hầu hết các bên nhượng quyền đều có kết nối với các đơn vị cho vay tài chính. Do đó, nếu bên nhận quyền chưa đủ kinh phí thì sẽ có người luôn sẵn sàng hỗ trợ kịp thời.
Các câu hỏi thường gặp về nhượng quyền thương mại

Chắc hẳn mặc dù đã hiểu về hình thức này nhưng có lẽ nhà đầu tư vẫn còn khá nhiều băn khoăn và các câu hỏi về nhượng quyền trong hoạt động thương mại. Trang web chúng tôi đã nhận được rất nhiều thắc mắc và sẵn sàng giải đáp ngay sau đây.
Điều gì đặc biệt ở nhượng quyền thương mại?
Rõ ràng những lợi ích mà nhượng quyền trong hoạt động thương mại là không thể phủ nhận. Chúng đem đến những thế mạnh và nguồn thu cho cả bên mua và bên bán, gần như là mối quan hệ cùng thắng. Bên được nhượng quyền gần như có thể bắt đầu công việc kinh doanh của mình mà không lo sợ sẽ bị dính bản quyền, phải đầu tư chất xám, thời gian để suy nghĩ một thương hiệu mới hay vắt óc để cho ra một bí kíp độc đáo.
Hơn thế nữa, những sự hỗ trợ không thể tuyệt vời hơn của bên nhượng quyền gần như đã giúp nhà đầu tư nắm chắc phần lời trong tay. Có thể nói rằng đây là một hình thức không thể chối từ.
Có luật đặc biệt nào được áp dụng cho hoạt động nhượng quyền không?
Hoạt động nhượng quyền được thực hiện bởi bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần áp dụng các yêu cầu pháp lý theo:
- Luật Thương mại 2005;
- Nghị định 120/2011/NĐ-CP;
- Nghị định 35/2006/NĐ-CP;
- Thông tư 09/2006/TT-BTM;
- Thông tư 04/2016/TT-BCT.
Có phải có nhãn hiệu đã được bảo hộ trong hệ thống hoạt động nhượng quyền thương mại không?
Đúng vậy, các nhãn hiệu được Bộ Công thương cấp phép hoạt động nhượng quyền đều đã được bảo hộ về cả mặt pháp lý và quyền sở hữu trí tuệ. Do vậy, nhà đầu tư sẽ không cần lo lắng đến các vấn đề đạo nhái, kiện tụng liên quan đến quyền nhãn hiệu.
Việc đăng ký nhãn hiệu có giống nhau ở mọi quốc gia không?
Không, mỗi quốc gia thì đều có hệ thống luật pháp khác nhau nên vấn đề đăng ký thương hiệu cũng hoàn toàn riêng biệt. Do vậy, nếu thực hiện thủ tục chuyển nhượng từ nước ngoài về Việt Nam hay từ Việt Nam sang nước ngoài thì tổ chức, doanh nghiệp phải nắm rõ yêu cầu của nước sở tại.
Một số khoản thanh toán thông thường mà người nhượng quyền sẽ nhận được là gì?
Đa phần thì người nhượng quyền sẽ được nhận một số khoản phí được liệt kê dưới đây:
- Phí chuyển nhượng ban đầu: chi phí cho các thiết kế, sắp xếp cửa hàng và đào tạo nhân lực.
- Phí lợi nhuận: bên nhận quyền sẽ phải chia một khoản phần trăm lợi nhuận cụ thể cho bên ủy quyền trong một khoảng thời gian nhất định được thống nhất trên hợp đồng.
- Các khoản chi phí khác: đây được coi là khoản phí phát sinh nếu bên nhận quyền muốn sử dụng các gói liên quan đến quảng cáo, nghiên cứu công nghệ,…
Các lựa chọn của bên nhượng quyền để mở rộng ra quốc tế là gì?
Để tiến thân ra ngoài thị trường quốc tế thì nhượng quyền cũng là một phương pháp cực kỳ hay và hấp dẫn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể sử dụng hình thức liên doanh hoặc nhượng quyền trực tiếp cho nhà đầu tư nhận lời tại khu vực mới đó để bước đầu thăm dò thị trường.
Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi đổi ý trong một thời gian ngắn sau khi ký hợp đồng nhượng quyền?

Nếu chưa chắc chắn về quyết định của mình thì bạn tuyệt đối không nên đặt bút ký bất cứ một hợp đồng chuyển nhượng nào mặc kệ sự hối thúc của bên ủy quyền. Bởi mỗi hợp đồng thường có thời hạn từ 5 năm trở lên và luôn có điều khoản cụ thể về việc kết thúc hợp đồng sớm hơn thời hạn. Nếu bạn đổi ý quá bất ngờ và chưa nhận được sự đồng thuận từ phía bên nhận quyền, bạn sẽ không lấy lại được số tiền đã đầu tư và thậm chí còn mất một số tiền lớn hơn để bồi thường hợp đồng.
Một số trường hợp nặng nề hơn thì bên ủy quyền hoàn toàn có thể kiện bên nhận quyền ra tòa và sẽ vướng phải rắc rối về pháp lý. Do vậy, hãy trưởng thành và chín chắn trong suy nghĩ, nghiên cứu kỹ càng trước khi ký vào hợp đồng nhượng quyền trong thương mại bởi không có cơ hội nào cho người muốn rút lui.
Tôi có thể đồng thời vừa làm công việc cũ mà vừa mua một kinh doanh nhượng quyền mới không?
Tất nhiên là có, bạn hoàn toàn có thể làm công việc cũ của mình và vừa mua một thương hiệu nhượng quyền. Bài toán ở đây nằm ở bạn, liệu bạn có thể phân chia được thời gian trong một ngày để đảm bảo tiến độ công việc cũ nhưng vẫn giữ chất lượng dịch vụ nhượng quyền tốt hay không. Trong hợp đồng đều có điều khoản nếu gây tổn hại đến danh tiếng hoặc làm xấu hình ảnh của bên ủy quyền thì sẽ có chế tài xử phạt. Do vậy, bạn nên cân nhắc kỹ càng quyết định này.
Kết luận
Nhượng quyền thương mại thực sự đã đem lại sự sôi động, năng nổ cho thị trường hiện nay. Với những lợi ích và ưu điểm có một không hai, chắc chắn xu thế này sẽ được chào đón và xuất hiện ngày một nhiều hơn nữa. Như vậy qua bài viết của LAVN vừa rồi là nguồn tham khảo hữu ích cho bạn.