Luật nhượng quyền thương mại rất được quan tâm bởi những nhà đầu tư hay các thương nhân có nhu cầu mua hoặc bán thương hiệu thông qua hình thức chuyển nhượng. Hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp bất cứ cửa hàng chuyển nhượng nào trên mọi ngóc ngách, con đường của thành phố. Vậy chuyển nhượng có những quy định và luật lệ nào? Cùng LAVN tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Khái quát quy định về luật nhượng quyền thương mại
Theo điều 284 của Luật thương mại được ban hành năm 2005, nhượng quyền thương mại được định nghĩa là một hoạt động thuộc lĩnh vực thương mại với sự góp mặt của thương nhân trong nước hoặc nước ngoài và được gọi dưới 2 cái tên là bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Có thể hiểu đơn giản rằng, bên nhận quyền sẽ cung cấp các hoạt động về cung ứng hàng hóa, dịch vụ, thương hiệu, bí quyết kinh doanh, cách tổ chức bộ máy,… cho bên nhận quyền.
Với hầu hết các thỏa thuận cơ bản không phát sinh những điều khoản bên ngoài thì hai bên sẽ thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ được quy định sẵn tại Điều 286,287,288 và 289 thuộc Luật thương mại:
- Bên nhượng quyền được phép nhận chi phí nhượng quyền đồng thời tiến hành các hoạt động liên quan đến quảng cáo, xác nhận hoạt động của bên nhận quyền để chắc chắn có sự thống nhất, đồng đều về chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Không chỉ vậy, bên nhượng quyền cũng phải tiến hành những công việc như đào tạo, hỗ trợ, chia sẻ tài liệu,…cho bên nhận quyền nhưng vẫn đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ.
- Bên nhận quyền có nghĩa vụ thực hiện những hoạt động mà bên nhượng quyền đưa ra tại mục trên bao gồm hỗ trợ, cung cấp và đối xử bình đẳng,… Hơn thế nữa, bên nhận quyền cần thanh toán đầy đủ các khoản chi phí nhượng quyền, tuân thủ các yêu cầu cũng như tiến hành hoạt động mua bán, cung ứng hàng hóa phù hợp với hệ thống ban đầu của bên nhượng quyền. Vào thời điểm hợp đồng chấm dứt thì ngừng sử dụng ngay lập tức bất cứ hoạt động nào của bên nhượng quyền.
Điều kiện đối với bên nhượng quyền
Các tổ chức, đơn vị, thương nhận được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thương mại khi và chỉ khi đáp ứng đủ các yêu cầu dưới đây:
- Hệ thống kinh doanh đã đi vào hoạt động ít nhất 01 năm mới được nhượng quyền. Trong trường hợp thương nhân Việt Nam muốn mua nhượng quyền từ nước ngoài thì tổ chức tại Việt Nam đó phải kinh doanh dưới hình thức nhượng quyền ít nhất 01 năm thì mới được cấp lại quyền thương mại.
- Đã thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền tại cơ quan có thẩm quyền theo Điều 18 của Nghị định 35/2006/NĐ-CP.
- Sản phẩm, dịch vụ không vi phạm những quy định được ghi cụ thể tại Điều 7 của Nghị định 35/2006/NĐ-CP.
Điều kiện đối với bên nhận quyền trong luật nhượng quyền thương mại
Đơn vị, doanh nghiệp, thương nhân được cho phép nhận quyền thương mại khi và chỉ khi có giấy phép đăng ký kinh doanh lĩnh vực phù hợp với đối tượng được ghi trong quyền thương mại
Hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại
Tất cả những sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ được cho phép kinh doanh nhượng quyền sẽ không phải là những hàng hóa, dịch vụ được ghi chú trong Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh
Trong trường hợp những hàng hóa, dịch vụ này thuộc vào trong Danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện thì thương nhân chỉ được phép kinh doanh khi được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép cũng như sở hữu các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân nhượng quyền
Không kể các trường hợp hai bên sẽ có những thỏa thuận bên ngoài thì thương nhân nhượng quyền có những quyền theo luật nhượng quyền thương mại sau đây:
- Nhận chi phí nhượng quyền.
- Tổ chức các hoạt động quảng bá cho thương hiệu nhượng quyền và các mạng lưới, chi nhánh nhượng quyền.
- Kiểm tra có báo trước hoặc đột xuất các hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền để duy trì sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống cũng như ổn định chất lượng, dịch vụ.
Thương nhân nhượng quyền có các nghĩa vụ cụ thể cần được tuân thủ. Trong đó cụ thể sẽ là:
- Chia sẻ những tài liệu hướng dẫn về thương hiệu cho bên nhận quyền
- Đào tạo, cung cấp hỗ trợ để tổ chức hoạt động như hệ thống
- Thiết kế cơ sở bán hàng, cung cấp các dịch vụ trên chi phí của bên nhận quyền.
- Thực hiện đúng quyền sở hữu trí tuệ.
- Bình đẳng với tất cả các bên nhận quyền trong hệ thống.
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền
Nếu không có các vấn đề phát sinh thì quyền của bên nhận quyền bao gồm:
- Yêu cầu bên nhượng quyền chia sẻ đủ các hỗ trợ kỹ thuật cần thiết liên quan đến hoạt động, tổ chức hệ thống nhượng quyền.
- Yêu cầu bên nhượng quyền đối xử bình đẳng, minh bạch với tất cả bên nhận quyền trong hệ thống.
Nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền trong luật nhượng quyền thương mại như sau:
- Thanh toán đầy đủ chi phí nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng trước đó.
- Đầu tư đầy đủ vật chất, tài chính và nhân lực để thực hiện đúng theo bí quyết kinh doanh của bên nhận quyền.
- Đồng ý sự giám sát, hướng dẫn của bên nhượng quyền.
- Không tiết lộ bí quyết kinh doanh trước, đang và sau khi hợp đồng có hiệu lực.
- Không thực hiện bất cứ hoạt động nào liên quan đến sản phẩm, đối tượng nhượng quyền khi hợp đồng hết thời hạn.
- Không tự ý nhượng hoặc sang tên cho người khác khi chưa có sự đồng ý của bên nhượng quyền.
Thủ tục chuyển nhượng quyền thương hiệu
Nhượng quyền thương hiệu là vấn đề được mọi doanh nghiệp quan tâm. Việc thực hiện yêu cầu cần tiến hành theo đúng thủ tục để có được hiệu quả cao. Cụ thể là:
Chuẩn bị hồ sơ
Doanh nghiệp, thương nhân cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký nhượng quyền theo luật nhượng quyền thương mại quy định để được phê duyệt, cấp phép trong thời gian sớm nhất. Bộ hồ sơ đầy đủ bao gồm:
- Đơn được Bộ công thương hướng dẫn về đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền.
- Giấy giới thiệu về hoạt động nhượng quyền do Bộ công thương ban hành.
- Tư cách pháp lý của thương nhân dự kiến sẽ nhượng quyền.
- Văn bằng bảo hộ.
Trình tự thủ tục
Quy định tại điều 20 Nghị định 35/2006/NĐ-CP đã hướng dẫn rất rõ các quy trình thủ tục chuyển nhượng:
- Đưa hồ sơ đề nghị đăng ký nhượng quyền đã được chuẩn bị từ trước đến cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công thương
- Thời gian xử lý hồ sơ là 05 ngày và nếu hồ sơ được phê duyệt sẽ thông báo bằng văn bản cụ thể.
- Nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc chưa đầy đủ thì thương nhận được thông báo trong 02 ngày để kịp thời bổ sung, hoàn chỉnh bộ các giấy tờ còn thiếu.
- Trong trường hợp bị từ chối thì Bộ Công thương sẽ chia sẻ rõ lý do
Mức phạt hành chính hành vi vi phạm về kinh doanh nhượng quyền thương mại
Điều 75 Nghị định 98/2020/NĐ-CP đã quy định đầy đủ về mức phạt hành chính nếu vi phạm trong hoạt động kinh doanh nhượng quyền theo luật nhượng quyền thương mại. Cụ thể như sau:
- Phạt tiền 1 triệu đến 3 triệu việt nam đồng với những hành động không có hợp đồng theo quy định.
- Phạt tiền 3 triệu đến 5 triệu việt nam đồng nếu một trong hai bên có hành vi sau đây:
- Không trung thực, sai lệch nội dung so với thực tế khi kê khai hồ sơ đăng ký nhượng quyền.
- Ngôn ngữ và các nội dung chủ yếu không đúng quy định
- Cung cấp sai hoặc thiếu những nội dung bắt buộc khi làm bản giới thiệu về hoạt động nhượng quyền
- Cung cấp sai lệch hoặc thiếu sót những thông tin về hoạt động nhượng quyền thương mại.
- Không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, thay đổi nội dung các vấn đề liên quan đến nhượng quyền thương mại theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
- Phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu việt nam đồng nếu một trong hai bên vi phạm các hành vi sau đây:
- Không thực hiện đăng ký kinh doanh nhượng quyền theo quy định
- Tự ý kinh doanh khi chưa đủ điều kiện
- Không chủ động thông báo những thay đổi về thông tin, hoạt động nhượng quyền quan trọng theo quy định.
- Phạt tiền từ 10 triệu đến 30 triệu việt nam đồng nếu một trong hai bên vi phạm các hành vi nhất định. Trong đó, các trường hợp bị phạt sẽ là:
- Thực hiện hoạt động kinh doanh với các sản phẩm, dịch vụ cần lưu thông có điều kiện hoặc giấy phép cụ thể nhưng không có giấy tờ pháp lý hợp pháp theo quy định.
- Tự ý kinh doanh nhượng quyền khi đã hết thời hạn hợp đồng mà không thực hiện gia hạn.
Kết luận
Luật nhượng quyền thương mại đã quy định rất rõ và đầy đủ các tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên cũng như việc chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ đăng ký. Không chỉ vậy, thương nhân cần phải chắc chắn hoạt động kinh doanh hợp pháp để tránh bị nộp phạt khi vi phạm các hoạt động kể trên.