Những điểm mới của Luật Đầu tư 2014

Trong xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, đầu tư ra nước ngoài là hình thức nhiều nhà đầu tư quan tâm, vì vậy việc nắm bắt các quy định pháp luật về đầu tư ra nước ngoài là yếu tố cần thiết đối với các nhà đầu tư. Luật Đầu tư 2014 vừa được Quốc hội khóa 13 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014 đã quy định nhiều điểm mới về các quy định đầu tư ra nước ngoài so với Luật Đầu tư 2005.Những quy định mới này đã giúp tháo gỡ thủ tục pháp lý rườm rà đối với nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư ra nước ngoài. Là đơn vị tư vấn đầu tư với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong ngành; Để quý khách hàng có cái nhìn tổng quát về sự thay đổi các quy định pháp luật về vấn đề này, trong phạm vi bài viết này L.A.V.N xin được phân tích các quy định mới đối với đầu tư ra nước ngoài trong Luật Đầu tư 2014.

Bài viết hữu ích: Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư

tu van dau tu 1385392019

Thứ nhất, bổ sung quy định về hình thức đầu tư ra nước ngoài. Luật Đầu tư 2014 quy định nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư theo các hình thức sau:

  • Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của nước tiếp nhận đầu tư;
  • Thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) ở nước ngoài;
  • Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài;
  • Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;
  •  Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

Luật Đầu tư 2005 không quy định đầu tư ra nước ngoài theo hình thức nào mà chỉ nêu khái niệm đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác từ Việt Nam ra nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư. Việc các nhà lập pháp quy định rõ ràng các hình thức đầu tư ra nước ngoài theo Luật Đầu tư 2014 giúp nhà đầu tư xác định được việc đầu tư của mình có sự chịu điều chỉnh của Luật Đầu tư 2014 hay không, điều này là vô cùng quan trọng để nhà đầu tư xác định các thủ tục pháp lý cần làm khi tiến hành đầu tư ra nước ngoài.

Thứ hai, Luật Đầu tư 2014 đã có những quy định mới nhằm đơn giản quy trình cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài bằng cách quy định rõ hồ sơ, giấy tờ để nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp phép giấy chứng nhận đầu tư.

Thứ ba, Luật Đầu tư 2014 đã làm rõ trách nhiệm của nhà đầu tư trong việc huy động

vốn. Nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm góp vốn và huy động các nguồn vốn để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài. Việc vay vốn bằng ngoại tệ, chuyển vốn đầu tư bằng ngoại tệ phải tuân thủ điều kiện và thủ tục theo quy định của pháp luật về ngân hàng, về các tổ chức tín dụng, về quản lý ngoại hối. Luật Đầu tư 2005 chỉ quy định việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước mà không chỉ ra trách nhiệm của nhà đầu tư trong việc huy động vốn.

Thứ tư, Luật Đầu tư 2014 bổ sung quy định về thẩm quyền quyết định đầu tư. Để được cấp phép đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư phải được cấp phép đầu tư với dự án đó. Dự án đầu tư cần phải thực hiện cấp phép, đối với những dự án có quy mô vốn lớn hoặc thuộc các lĩnh vự nhạy cảm cần phải thực hiện thủ tục xin cấp quyết định chủ trương đầu tư. Luật Đầu tư 2014 đã  quy định rõ thẩm quyền cấp phép đối với mỗi thủ tục này. Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án có quy mô vốn từ 20.000 tỷ đồng trở lên. Thủ tướng chính phủ quyết định chủ trương đầu tư đối với những dự án có quy mô vốn từ 800 tỷ đồng trở lên và các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn từ 400 tỷ đồng trở lên. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thuộc thẩm quyền của Bộ Kế hoạch-Đầu tư, đối với những dự án phải có quyết định chủ trương đầu tư thì Bộ Kế hoạch-Đầu tư chỉ cấp giấy chứng nhận chứng nhận đầu tư ra nước ngoài khi đã có quyết định chủ trương đầu tư.

Rate this post