M & A là gì? Tìm hiểu về M & A từ góc nhìn chuyên gia

Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua một lần về thuật ngữ M&A khi coi những tin tức về kinh doanh, những thương vụ đầu tư nổi tiếng. Hình thức đầu tư thông qua mua bán, sáp nhập (M&A) đang ngày càng trở nên hữu hiệu và phổ biến. Hãy cùng tìm hiểu M&A là gì, và tại sao  M&A lại bùng nổ như hiện nay.

Thương vụ M&A là gì?

M&A là thuật ngữ thường được dùng trong kinh doanh với M viết tắt của Mergers (Sáp nhập) và A là Acquisitions (Mua lại). 

M&A trong kinh doanh ngày nay thường được dùng cho các hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua  hình thức sáp nhập hoặc mua lại giữa hai hay nhiều doanh nghiệp để sở hữu một phần nhất định hoặc toàn bộ doanh nghiệp.

Mergers (Sáp nhập): Là  hình thức hai hay nhiều doanh nghiệp hợp nhất lại với nhau thành một doanh nghiệp mới. Các công ty bị sáp nhập phải chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ là lợi ích sang cho công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

Acquisitions (Mua lại): là hình thức mà các doanh nghiệp lớn hoặc các nhà đầu tư mua lại các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn, các doanh nghiệp bị mua lại vẫn giữ tư cách pháp nhân cũ và doanh nghiệp hoặc cá nhân mua lại sẽ có quyền sở hữu hợp pháp đối với doanh nghiệp bị mua.

tong quan ve m a

Sự khác nhau giữa merger & acquisition( M & A)

Như định nghĩa ở trên, sự khác biệt đầu tiên giữa hai loại hình này đó là các doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ không còn tồn tại về mặt kỹ thuật, mọi thông tin đều chuyển về theo doanh nghiệp mới. Còn các doanh nghiệp bị mua lại vẫn còn tồn tại và hoạt động, chỉ khác nhau về chủ sở hữu mà thôi.

Yếu tố khác biệt thứ 2 đó chính là về quy mô. Thường các công ty sáp nhập sẽ có chung một quy mô, và việc sáp nhập sẽ giúp họ tăng quy mô cũng như có những cơ hội mới. Còn trong trường hợp mua lại, các công ty mua lại thường có quy mô lớn hơn nhiều so với các công ty bị mua lại.

Các loại hình thức M&A

Sáp nhập theo chiều ngang

Sáp nhập theo chiều ngang (Horizontal) là hình thức mua bán, sáp nhập giữa các doanh nghiệp có cùng dòng sản phẩm và dịch vụ giống hoặc tương tự nhau, có thể hiểu là cùng ngành hoặc cùng đứng trong một giai đoạn sản xuất của chuỗi. Các công ty trong trường hợp này thường sẽ là các đối thủ cạnh tranh của nhau.

Sáp nhập theo chiều dọc

Sáp nhập theo chiều dọc hay còn gọi là Vertical được thực hiện với mục đích kết hợp hoạt động của hai công ty có cùng chuỗi giá trị sản xuất hoặc cùng một dịch vụ. Khác biệt của hai doanh nghiệp nằm ở các giai đoạn sản xuất mà họ đang hoạt động.

Sáp nhập Congeneric

M&A kết hợp là hình thức mua bán sáp nhập để hình thành nên các tập đoàn. Việc này thường diễn ra giữa các công ty phục vụ cùng một khách hàng trong 1 ngành nhất định, nhưng khác nhau về sản  phẩm và dịch vụ. Sản phẩm của cả hai có thể được bổ sung cho nhau để đạt được hiệu quả tốt hơn.

Hợp nhất mở rộng thị trường

Thường diễn ra giữa các doanh nghiệp có địa điểm kinh doanh khác nhau, có thể khác nhau giữa các Châu lục, các quốc gia, việc mua bán sáp nhập sẽ giúp họ có thể  thâm nhập nhanh hơn vào các thị trường mới.

Hợp nhất mở rộng sản phẩm

Đây là trường hợp các công ty có thể khác nhau về dòng sản phẩm, dịch vụ nhưng có chung một thị trường, có thể theo địa lý hoặc theo đặc tính. Khi mua bán hoặc sáp nhập, các công ty này sẽ gia tăng quy mô sản phẩm lên để có được những cơ hội mới tốt hơn.

Tham khảo: Quy trình M & A 10 bước chi tiết

Lý do triển khai M&A

Có rất nhiều lý do để các doanh nghiệp tiến hành M&A, dưới đây là một số lý do chính.

Tạo ra các giá trị cộng hưởng.

Nhờ vào việc giảm chi phí, tăng quy mô và thị phần trên thị trường sẽ giúp tăng lợi nhuận và mở ra các cơ hội tăng trưởng mới cho công ty.

Tăng trưởng nhanh hơn

M&A sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng thâm nhập được vào các thị trường mới mà mình đang hướng tới, có thêm những dây chuyền sản xuất hay mở rộng quy mô phân phối nhanh hơn. Việc tận dụng tối ưu các nguồn lực từ các bên giúp quy mô doanh nghiệp tăng nhanh và có được thị phần tốt hơn.

Giảm chi phí nhân lực 

Khi các công ty được hợp nhất, đội ngũ bộ máy sẽ hoạt động dưới chỉ một sự chỉ đạo, nên sẽ giảm thiểu được các khâu làm việc trung gian. Đây cũng là cơ hội để các công ty sàng lọc lại nhân viên để giữ lại những thành viên ưu tú.

Cải thiện nguồn lực tài chính

Việc mua bán sáp nhập sẽ giúp các công ty có được những nguồn tài chính tốt hơn, tăng quy mô về vốn và dòng tiền để có thể sẵn sàng cho những dự ánvà cũng tăng thêm tính minh bạch trong tài chính.

Nâng cao trình độ công nghệ – kỹ thuật

Các công nghệ, phần mềm, kỹ thuật của công ty bị mua lại hoặc bị sáp nhập sẽ thuộc quyền của công ty sở hữu hoặc công ty mới, từ đây họ có cơ sở để chia sẻ thông tin về công nghệ kỹ thuật để tạo nên lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, nguồn vốn mạnh hơn cũng giúp các công ty tự tin hơn khi đầu tư những công nghệ kỹ thuật mới.

loi ich m a

Câu hỏi thường gặp về M&A

M&A có rủi ro gì không?

Câu là lời là có. Bạn cần một quy trình làm việc cũng như thẩm định rất rõ ràng, chi tiết để tránh những sai sót về mặt kỹ thuật, pháp lý trong quá trình mua bán, sáp nhập.

Ngoài ra, quá trình mua bán sáp nhập cũng rất có khả năng sẽ xảy ra những tranh chấp, ví dụ tranh chấp giữa các cổ đông, tranh chấp về sử dụng lao động khi tái cơ cấu doanh nghiệp, tranh chấp về sở hữu trí tuệ…

Để tránh những tranh chấp này, cả hai doanh nghiệp cần có thời gian để thảo luận cũng như bàn bạc giữa các bên có liên quan, để đưa ra được thỏa thuận hợp lý và có được các gật đầu giữa các bên.

Quy trình M&A diễn ra như thế nào?

Về mặt cơ bản, quy trình của một giao dịch M&A không quá phức tạp. Các bước cụ thể như sau:

Tiếp cận đối tượng mục tiêu -> Thẩm định và định giá -> Đàm phán cơ cấu giao dịch -> Thủ tục pháp lý hoàn thiện giao dịch -> Tái cơ cấu doanh nghiệp.

Về mặt kỹ thuật là thế, nhưng trong quá trình thực hiện, sẽ có rất nhiều khó khăn và những bước nhỏ hơn phức tạp để có thể tiến hành một giao dịch M&A vì  mỗi bên lại có những định hướng, nguyện vọng khác nhau.

Kết luận

Với những thông tin trên, hy vọng các bạn có được những cái nhìn rõ nét hơn về loại hình M&A. Từ đó có thêm những định hướng mới, chiến lược mới phù hợp cho doanh nghiệp của mình.

Rate this post