Một trong những lý do doanh nghiệp cần phải thực hiện công bố mỹ phẩm trước khi lưu thông trên thị trường Việt Nam đó là sự lo ngại bị xử phạt vi phạm hành chính. Việc xử phạt không chỉ dừng lại ở việc doanh nghiệp phải tiêu tốn một khoản tiền mà còn có thể ảnh hưởng đến hoạt kinh doanh, uy tín của doanh nghiệp và sự tin tưởng của người tiêu dùng đối với sản phẩm. Do đó, trong từng hoạt động công bố, kinh doanh mỹ phẩm doanh nghiệp cần thực hiện đúng quy định pháp luật, để hạn chế những rủi ro trong tương lai cho khách hàng, LAVN xin chia sẻ các thông tin về quy định xử phạt trong lĩnh vực mỹ phẩm thông qua bài viết dưới đây.
I .Căn cứ pháp lý
Điều 68 Nghị định 117/2002/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
Khoản 19 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP sửa đổi nghị định 155/2018/NĐ-XP và nghị định 117/2020/NĐ-CP
II. Quy định về xử phạt khi không công bố mỹ phẩm
Tại điểm a Khoản 19 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định: “Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đưa sản phẩm mỹ phẩm ra lưu thông khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hoặc hành vi đưa sản phẩm mỹ phẩm ra lưu thông sau thời điểm số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hết thời hạn mà chưa công bố lại theo quy định của pháp luật.”
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể bị phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động kinh doanh sản phẩm mỹ phẩm trong thời hạn từ 03 đến 06 tháng và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như:
- Buộc thu hồi và tiêu hủy sản phẩm mỹ phẩm vi phạm;
- Buộc nộp lại số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với sản phẩm không công bố mỹ phẩm;
III. Xử phạt khác liên quan khi vi phạm quy định về kinh doanh mỹ phẩm
Trong hoạt động kinh doanh mỹ phẩm doanh nghiệp cần lưu ý các trường hợp sau để tránh vi phạm và bị xử phạt:
Trường hợp 1:
- a) Kinh doanh mỹ phẩm không còn nguyên vẹn bao bì của nhà sản xuất;
- b) Kinh doanh mỹ phẩm quá hạn dùng hoặc quá thời hạn theo khuyến cáo của nhà sản xuất;
- c) Kinh doanh mỹ phẩm đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo thu hồi do vi phạm quy định của pháp luật.
Đối với 03 trường hợp trên mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp tổng trị giá lô hàng vi phạm dưới 20.000.000 đồng hoặc phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp tổng trị giá lô hàng vi phạm từ 20.000.000 đồng trở lên tính theo giá bán đối với tổ chức, cá nhân không phải là tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường:
Trường hợp 2:
a) Kinh doanh mỹ phẩm không bảo đảm chất lượng, không an toàn cho người sử dụng;
b) Kinh doanh mỹ phẩm không còn nguyên vẹn bao bì của nhà sản xuất;
c) Kinh doanh mỹ phẩm quá hạn dùng hoặc quá thời hạn theo khuyến cáo của nhà sản xuất;
d)Kinh doanh mỹ phẩm có Hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF) nhưng không đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm thuộc một trong 04 trường hợp trên: bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
Trường hợp 3:
a) Kinh doanh mỹ phẩm có thành phần chất cấm sử dụng trong mỹ phẩm hoặc vượt quá giới hạn cho phép đối với chất có quy định giới hạn nồng độ, hàm lượng sử dụng theo quy định của pháp luật;
b) Kinh doanh mỹ phẩm không có hoặc không xuất trình Hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF) trong thời hạn theo quy định của pháp luật khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền;
c) Kinh doanh mỹ phẩm có công thức không đúng với hồ sơ công bố đã được duyệt;
d) Không thực hiện thu hồi mỹ phẩm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường thực hiện một trong 04 hành vi nêu trên.
Ngoài ra, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt có thể yêu cầu áp dụng thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
a) Buộc thu hồi và tiêu hủy sản phẩm mỹ phẩm đối với hành vi sau:
- Kinh doanh mỹ phẩm không còn nguyên vẹn bao bì của nhà sản xuất;
- Kinh doanh mỹ phẩm quá hạn dùng hoặc quá thời hạn theo khuyến cáo của nhà sản xuất;
- Kinh doanh mỹ phẩm đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo thu hồi do vi phạm quy định của pháp luật.
- Kinh doanh mỹ phẩm không bảo đảm chất lượng, không an toàn cho người sử dụng;
- Kinh doanh mỹ phẩm không còn nguyên vẹn bao bì của nhà sản xuất;
- Kinh doanh mỹ phẩm quá hạn dùng hoặc quá thời hạn theo khuyến cáo của nhà sản xuất;
- Kinh doanh mỹ phẩm có Hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF) nhưng không đầy đủ theo quy định của pháp luật.
- Kinh doanh mỹ phẩm có thành phần chất cấm sử dụng trong mỹ phẩm hoặc vượt quá giới hạn cho phép đối với chất có quy định giới hạn nồng độ, hàm lượng sử dụng theo quy định của pháp luật;
- Kinh doanh mỹ phẩm không có hoặc không xuất trình Hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF) trong thời hạn theo quy định của pháp luật khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền;
- Kinh doanh mỹ phẩm có công thức không đúng với hồ sơ công bố đã được duyệt;
b) Buộc nộp lại số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với hành vi :
- Kinh doanh mỹ phẩm có thành phần chất cấm sử dụng trong mỹ phẩm hoặc vượt quá giới hạn cho phép đối với chất có quy định giới hạn nồng độ, hàm lượng sử dụng theo quy định của pháp luật;
- Kinh doanh mỹ phẩm không có hoặc không xuất trình Hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF) trong thời hạn theo quy định của pháp luật khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền;
- Kinh doanh mỹ phẩm có công thức không đúng với hồ sơ công bố đã được duyệt;
- Không thực hiện thu hồi mỹ phẩm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Lưu ý: Trong trường hợp có từ 02 sản phẩm mỹ phẩm trở lên vi phạm thuộc cùng một hành vi vi phạm và được phát hiện trong cùng một lần thanh tra, kiểm tra thì xử phạt một hành vi và áp dụng tình tiết tăng nặng.