Hợp đồng lao động cho người nước ngoài

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Đây là giấy tờ quan trọng nhất điều chỉnh quan hệ lao động và cũng là một trong những tài liệu đầu tiên cơ quan thuế kiểm tra khi tiến hành xem xét chi phí lương khi doanh nghi thực hiện quyết toán thuế. Do đó, việc chuẩn bị hợp đồng lao động đúng và phù hợp quy định pháp luật là rất quan trọng với cả người lao động và người sử dụng lao động.

I. Điều kiện trước khi ký hợp đồng lao động

Khoản 1 điều 11 nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định như sau:

“1. Trước ít nhất 15 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam, người nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc…”

Như vậy, trước khi ký hợp đồng lao động với người nước ngoài, điều kiện tiên quyết là người nước ngoài phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép lao động.

II. Hướng dẫn soạn hợp đồng lao động với người nước ngoài.

Cũng như với người lao động nói chung, hợp đồng lao động với người nước ngoài phải đảm bảo đủ các nội dung theo quy định tại Khoản 1 điều 21 Bộ Luật lao động 2019. Bao gồm:

“a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;

  1. b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
  2. c) Công việc và địa điểm làm việc;
  3. d) Thời hạn của hợp đồng lao động;

đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

  1. e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
  2. g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
  3. h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
  4. i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
  5. k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.”

Tham khảo mẫu hợp đồng lao động

III. Một số lưu ý quan trọng sau khi ký hợp đồng lao động với người nước ngoài

a. Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động

Theo khoản 3 điều 18 Bộ Luật lao động:

“……..

  1. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  2. a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
  3. b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
  4. c) Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

………”

Như vậy, người lao động nước ngoài cần chú ý: hợp đồng lao động phải được ký bởi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/tổ chức hoặc người được ủy quyền. Nếu không, hợp đồng đó sẽ bị vô hiệu, không đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

b. Nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội

Theo quy định tịa Khoản 1, Điều 12, Nghị định 143/2018/NĐ-CP về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam, Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, người lao động nước ngoài bắt buộc phải đóng BHXH hàng tháng đóng với mức đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

c. Gửi hợp đồng lao động đã ký cho cơ quan có thẩm quyền

Khoản 3 điều 11 nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định như sau:

“…

  1. Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định này, sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động thì người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động.

Người sử dụng lao động phải gửi hợp đồng lao động đã ký kết theo yêu cầu tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động đó. Hợp đồng lao động là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực.”

Như vậy, sau khi được cấp giấy phép lao động, các bên phải ký hợp đồng lao động và gửi 01 bản gốc hoặc bản sao chứng thực đến Cơ quan đã cấp giấy phép. Doanh nghiệp có thể lựa chọn nộp trực tiếp đến bộ phận văn thư của các cơ quan nêu trên hoặc nộp qua đường bưu điện.

d. Chấm dứt hợp đồng lao động với người nước ngoài

Khoản 1 điều 21 Nghị định 152/2020/ND-CP quy định như sau:

“Điều 21. Trình tự thu hồi giấy phép lao động

  1. Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định này thì trong 15 ngày kể từ ngày giấy phép lao động hết hiệu lực, người sử dụng lao động thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài để nộp lại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó kèm theo văn bản nêu rõ lý do thu hồi, trường hợp thuộc diện thu hồi nhưng không thu hồi được.”

Như vậy, khi chấm dứt hợp đồng lao động với người nước ngoài, kể cả trường hợp do giấy phép lao động hết hạn hay bị chấm dứt trước thời hạn, ngoài các thủ tục chốt sổ bảo hiểm, quyết định cho nghỉ việc, đơn xin nghỉ việc như với người lao động nói chung, người sử dụng lao động còn phải thu hồi giấy phép lao động đã cấp để nộp về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Quy định này để tránh việc người lao động sử dụng giấy phép đã cấp vào các mục đích trái luật.

LAVN LAW FIRM

Địa chỉ : Lầu 3, Tòa nhà Lộc Thiên Ân, Số 49 Lê Quốc Hưng, phường 13, Quận 4, TP. Hồ Chí minh

Tel: (028) 6261 6569                  |  Email: support@lavn.com.vn

Hoặc gọi số hotline 0908 265 196 để được hỗ trợ nhanh nhất.

📕 Thủ tục xin cấp Giấy phép lao động ⏳ Hướng dẫn chi tiết
📕 Dịch vụ làm giấy phép lao động ⏳ 17-20 ngày làm việc
📕 Dịch vụ cấp lại giấy phép lao động ⏳ 5-7 ngày làm việc
📕 Dịch vụ gia hạn giấy phép lao động ⏳ 17-20 ngày làm việc
📕 Dịch vụ xin miễn giấy phép lao động ⏳ 5-7 ngày làm việc
📕Dịch vụ xin visa cho người nước ngoài ⏳ 25-30 ngày làm việc
📕Dịch vụ làm thẻ tạm trú cho người nước ngoài ⏳ 25-30 ngày làm việc
📕 Dịch vụ lý lịch tư pháp cho người nước ngoài ⏳ 25-30 ngày làm việc
5/5 - (1 bình chọn)