Hồ sơ & thủ tục công bố chất lượng cà phê

Nhằm mục đích xây dựng hình ảnh cà phê Việt Nam an toàn, chất lượng, đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng và tăng sức cạnh tranh với các sản phẩm cà phê nhập khẩu trên thị trường. Căn cứ theo Luật An toàn thực phẩm và nghị định 15/2018/NĐ-CP, yêu cầu tất cả các tổ chức, cá nhân phải công bố chất lượng cà phê trước khi lưu thông tại Việt Nam. Đây là quy định bắt buộc để cơ quan nhà nước quản lý chất lượng sản phẩm cà phê, trước tình trạng “cà phê bẩn” ảnh hưởng đến thương hiệu cà phê của Việt Nam – nước xuất khẩu cà phê đứng thứ hai trên thế giới. Do đó qua bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin, quy định liên quan đến thủ tục công bố chất lượng cà phê tại Việt Nam mà doanh nghiệp cần nắm rõ. 

thu tuc cong bo chat luong ca phe

Căn cứ pháp lý

  • Chương II Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định cho tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
  • Nghị đinh 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế. 

Ý nghĩa việc công bố chất lượng cà phê

03 ý nghĩa quan trọng trong việc công bố chất lượng cà phê doanh nghiệp nên biết:

  • Tạo lòng tin cho khách hàng và người tiêu dùng đối với chất lượng sản phẩm: vì sản phẩm đã được kiểm nghiệm đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật, sau khi công bố cà phê phải tiếp tục kiểm nghiệm định kì 12 tháng/lần và tổ chức đứng tên công bố sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến sản phẩm;
  • Mở rộng thị trường tiêu thụ: hiện nay phần lớn người dân ở thành thị lựa chọn mua hàng hoá ở siêu thị thay vì mua ở các khu chợ truyền thống, do đó để đưa sản phẩm cà phê vào hệ thống siêu thị thì sản phẩm đó phải được công bố chất lượng;
  • Không công bố chất lượng cà phê trước khi lưu hành sản phẩm trên thị trường là hành vi vi phạm quy định pháp luật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, mức phạt tiền là từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Danh sách cơ sở vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm được cập nhật hàng tháng tại website: https://vfa.gov.vn/ của Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế, điều này làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp và niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm. 
Ý nghĩa việc công bố chất lượng cà phê
Ý nghĩa việc công bố chất lượng cà phê

Thành phần hồ sơ bao gồm

  • Bản tự công bố sản phẩm theo mẫu số 01 Phụ lục 1 ban hành kèm Nghị định 15/2018/NĐ-CP
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).;
  • Mẫu nhãn sản phẩm;
  • Nhãn phụ dự thảo; 

bản tự công bố chất lượng sản phẩm

Trình tự, thủ tục thực hiện công bố chất lượng cà phê

Bước 1: Chuẩn bị các tài liệu cần thiết được nêu trên.

Bước 2: Xác định cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ tự công bố thực phẩm  

Ở mỗi địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định cơ quan tiếp nhận hồ sơ công bố thực phẩm. Chẳng hạn: Tại thành phố Hồ Chí Minh cơ quan có thẩm quyền là Ban Quản lý an toàn thực phẩm. 

Bước 3: Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp có thể lựa hình thức nộp hồ sơ: trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi doanh nghiệp đứng tên công bố đặt trụ sở. 

Bước 4: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ công bố thực phẩm 

Sau khi tiếp nhận hồ sơ tự công bố sản phẩm cơ quan có thẩm quyền phải lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận
Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó

Các thông tin khác 

Tại Khoản 2, 3,4 Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định các vấn đề cần lưu ý khi thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm thực phẩm:

Sau khi tự công bố, tổ chức, cá nhân công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân.

Trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.

– Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố;

– Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo

Dịch vụ công bố chất lượng cafe tại LAVN

Quy trình công bố chất lượng cà phê tại LAVN

Tiếp nhận yêu cầu và tư vấn điều kiện thủ tục thực hiện thủ tục tự công bố cà phê;

Kiểm tra tính hợp lệ của các tài liệu khách hành cung cấp;

Báo giá chi phí và thời gian thực hiện;

Thay mặt khách hàng liên hệ đơn vị kiểm nghiệm sản phẩm và đơn vị dịch thuật bao bì trong trường hợp không sử dụng tiếng Việt;

Soạn thảo hồ sơ và nộp hồ sơ;

Theo dõi hồ sơ và thúc đẩy tiến trình xử lý;

Bàn giao kết quả cho khách hàng;

Tất cả công việc trên được LAVN thực hiện trong vòng 10 ngày làm việc, doanh nghiệp có thể an tâm về tiến độ nhập khẩu hàng hoá hoặc kế hoạch đưa sản phẩm ra thị trường. Cam đoan không phát sinh thêm bất kì chi phí nào, đồng thời khách hàng được tư vấn miễn phí các việc cần làm sau khi tự công bố. 

5/5 - (2 bình chọn)