Bản tự công bố sản phẩm là gì? Một trong những tài liệu bắt buộc phải có khi thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Bản tự công bố sản phẩm được cơ quan nhà nước quy định mẫu, văn bản được ban hành kèm theo nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ. Vậy bản tự công bố bao gồm những nội dung gì, trình tự và hồ sơ giấy tự công bố sản phẩm thực phẩm được thực hiện như thế nào? Với những thắc mắc nêu trên doanh nghiệp sẽ tìm được câu trả lời thông qua bài viết dưới đây của LAVN.
Thành phần của bản tự công bố bao gồm
Mẫu số 01 – Bản tự công bố bố sản phẩm gồm 04 nội dung chính:
1. Thông tin về tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, bao gồm: tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; số điện thoại; email; mã số doanh nghiệp;
Riêng đối với cơ sở thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định cần cung cấp thông tin về số giấy chứng nhận, ngày cấp, nơi cấp Giấy chứng nhận Cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm.
2. Thông tin về sản phẩm:
Tại đây doanh nghiệp kê khai các thông tin về tên sản phẩm, thành phần; thời hạn sử dụng; quy cách đóng gói và chất liệu bao bì
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân thuê cơ sở sản xuất cần điền các thông tin liên quan đến cơ sở sản xuất như tên và địa chỉ nhà sản xuất.
3. Mẫu nhãn sản phẩm;
Khi nộp hồ sơ tự công bố sản phẩm doanh nghiệp phải gửi kèm mẫu nhãn sản phẩm hoặc mẫu nhãn dự kiến của sản phẩm.
4. Yêu cầu về an toàn thực phẩm;
Mục 4 bản tự công bố sản phẩm yêu cầu tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm đạt tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm dựa trên căn cứ nào? Chẳng hạn:
– Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia số….; hoặc
– Thông tư của các bộ, ngành; hoặc
– Quy chuẩn kỹ thuật địa phương; hoặc
– Tiêu chuẩn Quốc gia (trong trường hợp chưa có các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Thông tư của các Bộ ngành, Quy chuẩn kỹ thuật địa phương); hoặc
– Tiêu chuẩn của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex), Tiêu chuẩn khu vực, Tiêu chuẩn nước ngoài (trong trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Thông tư của các bộ ngành, Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, Tiêu chuẩn quốc gia); hoặc
– Tiêu chuẩn nhà sản xuất đính kèm (trong trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Thông tư của các bộ ngành, Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, Tiêu chuẩn quốc gia, Tiêu chuẩn của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex), Tiêu chuẩn khu vực, Tiêu chuẩn nước ngoài).
Các văn bản trên là cơ sở để doanh nghiệp tiến hành kiểm nghiệm sản phẩm dựa trên các chỉ tiêu và giới hạn được quy định theo từng loại thực phẩm khác nhau.
Tự công bố sản phẩm
Theo quy định tại điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định tự công bố là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
Đây là thủ tục hành chính bắt buộc đối với tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh sản phẩm, thực hiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ.
Trình tự tự công bố sản phẩm và hồ sơ
Một trong những khó khăn doanh nghiệp thường hay gặp phải là chưa nắm được hồ sơ và thủ tục công bố sản phẩm. Hiểu được vấn đề đó hôm nay chúng tôi sẽ trình bày các bước thực hiện một cách cụ thể để doanh nghiệp có thể tiến hành:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
1. Bản tự công bố sản phẩm theo mẫu số 01
Doanh nghiệp điền chính xác các thông tin theo yêu cầu vào biểu mẫu theo quy định.
2. Phiếu kiểm nghiệm
Tiến hành kiểm nghiệm sản phẩm tại các phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
Sau khi có kết quả kiểm nghiệm doanh nghiệp phải kiểm tra các nội dung sau:
- Đối với chi tiêu chất lượng: đối chiếu với bao bì sản phẩem
- Đối với chỉ tiêu an toàn: đối chiếu với văn bản mà tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn áp dụng;
3. Mẫu nhãn sản phẩm
Mẫu nhãn sản phẩm có thể là mẫu nhãn dự kiến hoặc mẫu nhãn thực tế và được in màu
Trong trường hợp mẫu nhãn sản phẩm sử dụng tiếng nước ngoài yêu cầu doanh nghiệp tiến hành dịch thuật công chứng bao bì mẫu nhãn sản phẩm nộp kèm hồ sơ tự công bố.
4. Nhãn phụ sản phẩm
Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.
Nhãn phụ phải đảm bảo các nội dung bắt buộc theo quy định tại Nghị định 111/2021/NĐ-CP. Chẳng hạn đối với sản phẩm thực phẩm nội dung bao gồm:
- Tên hàng hóa;
- Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
- Xuất xứ hàng hóa;
- Định lượng;
- Ngày sản xuất;
- Hạn sử dụng;
- Thành phần hoặc thành phần định lượng; thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng (nếu có);
- Thông tin cảnh báo;
- Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chỉ định để lưu trữ, và đăng tải tên tổ chức cá nhân tự công bố và tên sản phẩm trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.
Trong trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng yêu cầu cơ quan tiế nhận sẽ yêu cầu sửa đổi bổ sung và tiến hành nộp hồ sơ.
Bước 3: Doanh nghiệp công bố hoặc niêm yết công khai
Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân.
Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;
Lưu ý khi xin giấy tự công bố sản phẩm
- Trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó;
- Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.
Dịch vụ công bố sản phẩm tại LAVN
Qua nội dung đã trình bày bên trên, nếu doanh nghiệp đang bâng khuâng trong việc có nên tự thực hiện thủ tục hay không? Những khó khăn có thể gặp phải khi thực hiện là gì? Để doanh nghiệp có thể đưa ra lựa chọn phù hợp, LAVN xin chia sẻ như sau:
Thứ nhất, vấn đề doanh nghiệp có thể gặp phải khi tiến hành hồ sơ tự công bố sản phẩm:
- Chưa nắm được các quy định về chỉ tiêu an toàn khi kiểm nghiệm sản phẩm. Chẳng hạn như đối với sản phẩm bánh quy doanh nghiệp cần phẩm tiến hành kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn như: Aflatoxin B1, Aflatoxin B1B2G1G2, tổng số vi sinh vật hiếu khí, E.coli, S.aureus, Coliforms, Cl. perfringens,…Để xác định được các chỉ tiêu này cần phải dựa trên thành phần chứa trong sản phẩm và các văn bản quy định có liên quan như quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật, quyết định 46/2007/QĐ-BYT,…
- Khi ghi nhãn phụ yêu cầu doanh nghiệp phải xác định được các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn phụ theo quy định và nhãn phụ khi công bố cũng chính là nhãn sẽ dán trực tiếp lên sản phẩm có thể ảnh hưởng đến việc kinh doanh sản phẩm trong tương lai.
Thứ hai, khi doanh nghiệp sử dụng dịch vụ pháp lý sẽ được hỗ trợ thực hiện công việc sau:
- Chúng tôi cam kết sẽ kiểm tra chỉ tiêu an toàn của sản phẩm phù hợp với quy định pháp luật;
- Soạn hồ sơ chính xác, nhanh chóng;
- Thay mặt liên hệ với đơn vị dịch thuật tài liệu và kiểm nghiệm sản phẩm khi có yêu cầu;
- Thay mặt nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Tư vấn miễn phí các công việc cần thực hiện sau khi tự công bố sản phẩm;
Với bài viết này chúng tôi hy vọng sẽ giúp Quý doanh nghiệp nắm được quy trình thủ tục và tiến hành với giấy tự công bố sản phẩm một cách thuận lợi.