Nhà quản lý là những người giữ vị trí quản lý trong doanh nghiệp. Theo quy định hiện hành, nhà quản lý không cần cung cấp bằng cấp hay kinh nghiệm làm việc vẫn có thể xin giấy phép lao động. Tuy nhiên, không phải cấp quản lý nào trong doanh nghiệp cũng đáp ứng được tiêu chuẩn là Nhà quản lý. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết điều kiện và thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc ở vị trí quản lý.
I. Căn cứ pháp lý
- Bộ Luật lao động 2019 số 45/2019/QH14 mới nhất;
- Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14;
- Nghị định 152/2020/NĐ-CP về quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
II. Điều kiện để người lao động nước ngoài được coi là Nhà Quản lý
Khoản 4 điều 3 nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định như sau:
“4. Nhà quản lý là người quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp hoặc là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức.”
Khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
“ 24. Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.”
Như vậy, để có thể xin giấy phép lao động làm việc ở vị trí Nhà quản lý, người nước ngoài cần phải giữ một trong các chức danh được quy định tại khoản 2 điều 4 Luật Doanh nghiệp phía trên. Giấy tờ để chứng minh người nước ngoài đang giữ các vị trí trên có thể là:
– Với trường hợp người nước ngoài đứng tên đại diện pháp luật hoặc có sở hữu vốn góp trong Công ty: chứng minh bằng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– Với các chức danh quản lý khác: Chứng minh bằng điều lệ công ty. Trong điều lệ công ty cần thể hiện rõ quyền hạn, nghĩa vụ của người đó và ghi rõ người đó được đại diện doanh nghiệp ký các loại giấy tờ gì, quyết định các vấn đề gì?
III. Thủ tục xin cấp giấy phép lao động nhà quản lý
Tương tự khi làm giấy phép lao động cho các vị trí khác như lao động kỹ thuật hoặc chuyên gia. Việc xin giấy phép lao động người lao động nước ngoài tại vị trí nhà quản lý bao gồm các bước sau:
Bước 1: Nộp báo cáo giải trình nhu cầu tuyển lao động nước ngoài
Trước khi xin cấp giấy phép lao động cho Nhà quản lý nước ngoài, doanh nghiệp cần phải nộp báo cáo giải trình nhu cầu tuyển lao động nước ngoài tại Sở Lao động tỉnh/thành phố hoặc Ban quản lý Khu công nghiệp (nếu địa điểm làm việc nằm trong khu công nghiệp).
Tham khảo: Đăng ký nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép lao động
Trường hợp cấp mới:
STT | Tên tài liệu | Ghi chú |
1 | Đơn xin cấp giấy phép lao động theo mẫu quy định | Tải mẫu tại đây |
2 | Hộ chiếu của người nước ngoài | Bản sao công chứng, đầy đủ các trang có dấu xuất nhập cảnh |
3 | Ảnh 4×6 cm của người nước ngoài | 02 ảnh |
4 | Lý lịch tư pháp của người nước ngoài | 01 bản gốc, cấp trong vòng 06 tháng |
5 | Giấy khám sức khỏe | 01 bản gốc, cấp trong 12 tháng |
6 | Giấy tờ chứng minh người nước ngoài là nhà quản lý (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định bổ nhiệm, điều lệ công ty) | 01 bản gốc hoặc bản sao công chứng |
8 | Công văn chấp thuận nhu cầu tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam | Là kết quả của bước 1. |
Trường hợp gia hạn:
Tham khảo hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ gia hạn giấy phép lao động tại link
Bước 3: Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động
Sau khi hoàn thành báo cáo giải trình và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu, doanh nghiệp nộp hồ sơ tại cơ quan Sở Lao động tỉnh/thành phố hoặc Ban quản lý Khu công nghiệp (nếu địa điểm làm việc nằm trong khu công nghiệp) theo địa chỉ được quy định.
Doanh nghiệp cũng có thể nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ công quốc gia hoặc tại bộ phận một cửa của cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
Bước 4: Xử ký hồ sơ
Thời gian giải quyết hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho Nhà quản lý nước ngoài là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Bước 5: Nhận kết quả
Kết quả thực hiện thủ tục là giấy phép lao động cấp cho Nhà quản lý nước ngoài.
Lưu ý: Nếu Nhà quản lý nước ngoài cần gia hạn giấy phép lao động, họ phải thực hiện các bước tương tự như khi xin cấp giấy phép lao động mới. Mỗi người chỉ được gia hạn giấy phép lao động một lần.
Chính phủ Việt Nam có chính sách thu hút người lao động nước ngoài có trình độ cao để giúp người lao động trong nước có thể học hỏi kinh nghiệm về việc quản lý, vận hành doanh nghiệp. Từ đó nâng cao trình độ của những người lao động trong nước. Do đó, việc xin giấy phép cho các chức danh đứng tên đại diện pháp luật công ty khá thuận lợi, thông thường chỉ cần chứng mình bằng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Tuy nhiên, để tránh việc các bên lợi dụng quy định này để bảo lãnh người nước ngoài làm việc ồ ạt tại Việt Nam. Chính phủ cũng thắt chặt việc cấp phép với những nhà quản lý không đứng tên trên giấy phép kinh doanh. Với các vị trí quản lý khác, tài liệu chứng minh người nước ngoài là nhà quản lý khá phức tạp, Quý vị nên tham vấn ý kiến chuyên gia hoặc gọi hotline 0908.265.196 trước khi thực hiện thủ tục để tăng khả năng đăng ký thành công.
LAVN LAW FIRM
Địa chỉ : Lầu 3, Tòa nhà Lộc Thiên Ân, Số 49 Lê Quốc Hưng, phường 13, Quận 4, TP. Hồ Chí minh
Tel: (028) 6261 6569 | Email: support@lavn.com.vn
Hoặc gọi số hotline 0908 265 196 để được hỗ trợ nhanh nhất.
📕 Thủ tục xin cấp Giấy phép lao động | ⏳ Hướng dẫn chi tiết |
📕 Dịch vụ làm giấy phép lao động | ⏳ 17-20 ngày làm việc |
📕 Dịch vụ cấp lại giấy phép lao động | ⏳ 5-7 ngày làm việc |
📕 Dịch vụ gia hạn giấy phép lao động | ⏳ 17-20 ngày làm việc |
📕 Dịch vụ xin miễn giấy phép lao động | ⏳ 5-7 ngày làm việc |
📕Dịch vụ xin visa cho người nước ngoài | ⏳ 25-30 ngày làm việc |
📕Dịch vụ làm thẻ tạm trú cho người nước ngoài | ⏳ 25-30 ngày làm việc |
📕 Dịch vụ lý lịch tư pháp cho người nước ngoài | ⏳ 25-30 ngày làm việc |