Nghị định 09/2018/NĐ-CP đã đưa ra một cách tiếp cận mới về các hoạt động thương mại của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài muốn thực hiện các hoạt động kinh doanh hàng hóa, sản phẩm phải xin cấp Giấy Phép kinh doanh từ Bộ Công Thương. Doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu thực hiện hoạt động kinh doanh hàng hóa nhưng còn băn khoăn về việc có nhứng điều kiện gì, trình tự thực hiện ra sao,…Hãy cùng LAVN tìm hiểu về thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh (hay còn gọi là giấy phép bán lẻ) ngay bài viết này nhé.
Có thể bạn quan tâm: Giấy phép thành lập cơ sở bán lẻ
Khi nào phải xin cấp Giấy phép kinh doanh?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, Kinh doanh là hoạt động bán hàng hóa cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khác để sử dụng vào mục đích tiêu dùng. Khi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư từ nước ngoài thực hiện quyền phân phối kinh doanh hàng hóa phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh.
Để được cấp Giấy phép kinh doanh, tổ chức kinh tế phải đáp ứng những điều kiện nào?
Thứ nhất, trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, cần đáp ứng:
a) Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
b) Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
c) Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.
Thứ hai, trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trường hợp dịch vụ kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên cần đáp ứng:
a) Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh; Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.
b) Đáp ứng các tiêu chí sau: Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành; Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động; Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước; Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Thành phần hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
2. Bản giải trình có nội dung: Giải trình về điều kiện cấp Giấy phép, kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính, tình hình kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa,…;
3. Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn;
4. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có).
Quy trình thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh chuẩn bị đầy đủ hồ sơ với thành phần nêu trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Việc nộp hồ sơ có thể thực hiện bằng cách gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Sở Công Thương (Cơ quan cấp phép) nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính.
Bước 3: Nhận kết quả
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ: Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ: Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định Sở Công Thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính có trách nhiệm xem xét việc đáp ứng điều kiện. Nếu như không cấp Giấy phép kinh doanh thì phải có văn bản nêu rõ lý do.
Đối với trường hợp phải lấy ý kiến của Bộ Công thương, bộ quản lý ngành thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ từ cơ quan cấp phép, Bộ công Thương, cơ quan quản lý ngành phải có văn bản chấp thuận hoặc từ chối để cơ quan cấp phép có văn bản trả lời tổ chức, cá nhân.
Để có thể thực hiện các thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp cần đáp ứng điều kiện luật định và phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà những yêu cầu cần phải đáp ứng về trình tự, thủ tục doanh nghiệp phải thực hiện cũng khác nhau. Thêm vào đó, có những trường hợp cơ quan cấp phép còn phải lấy ý kiến Bộ Công thương, bộ quản lý ngành. Vì vậy, nếu không đáp ứng, đáp ứng không đủ, không nắm rõ,…hay thực hiện không đúng quy trình thì sẽ gây mất thêm thời gian, chi phí,…cũng như gây ra sự lúng túng cho doanh nghiệp bạn trong quá trình thực hiện.
Công ty Luật LAVN với phương châm hoạt động là không ngừng hoàn thiện để Khách hàng có thể thụ hưởng dịch vụ pháp lý: Nhanh hơn – Chuyên nghiệp hơn – Tiết kiệm hơn. Với đội ngũ các chuyên gia có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực doanh nghiêp, LAVN cam kết sẽ thực hiện thủ tục một cách nhanh chóng, đảm bảo hiệu quả về thời gian và công việc cho Qúy khách hàng.
Để được giải đáp cũng như hướng dẫn thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh Qúy khách hàng hãy liên hệ để LAVN đồng hành cùng Qúy khách hàng.
LAVN LAW FIRM
Địa chỉ: Lầu 3 Tòa nhà Lộc Thiên Ân, số 49 Lê Quốc Hưng, Phường 12, Quận 4.
Tel: (028) 6261 6569 Fax: (028) 6261 6639
Email: support@lavn.com.vn Website: www.lavn.com.vn