Hiện nay, với việc ký kết và triển khai các FTA thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA),…với những cam kết sâu rộng, tiêu chuẩn cao và mở rộng trên nhiều lĩnh vực đã tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế nước ta với độ mở cao của nền kinh tế, đồng thời tăng cường cơ hội thu hút và tận dụng dòng vốn từ nước ngoài. Chính vì vậy, nhu cầu đầu tư, chuyển nhượng của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là rất lớn.
Có thể bạn quan tâm: Đăng kí nhượng quyền thương mại
Một trong những cách thức đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đó là thực hiện mua cổ phần, vốn góp của tổ chức kinh tế tại Việt Nam. Hãy cùng LAVN tìm hiểu các quy định của pháp luật về việc chuyển nhượng cổ phần, vốn góp cho người nước ngoài trong bài viết này nhé.

Nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện mua cổ phần, vốn góp của tổ chức kinh tế thông qua các hình thức:
– Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
– Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
– Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
– Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc các trường hợp trên.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Đầu tư 2014 thì nhà đầu tư bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế trong trường hợp:
Thứ nhất, Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ hai, việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế.
Trường hợp nhà đầu tư mua lại một phần vốn góp trong công ty TNHH một thành viên thì phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, còn đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần thì phải được sự chấp thuận của các thành viên còn lại.
THÀNH PHẦN HỒ SƠ
Hồ sơ đăng ký mua cổ phần,vốn góp bao gồm:
1. Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp phải bao gồm: Thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;
2. Văn bản ủy quyền (Đối với trường hợp ủy quyền cho tổ chức/cá nhân khác thực hiện);
3. Các giấy tờ xác nhận tư cách pháp nhân: Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu còn hiệu lực.
QUY TRÌNH THỰC HIỆN
Bước 1: Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký mua cổ phần, phần vốn góp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
Bước 2: Tổ chức kinh tế thực hiện thủ tục Đăng ký thay đổi thành viên, cổ đông tại Cơ quan đăng ký kinh doanh phù hợp với loại hình của tổ chức kinh tế sau khi nhận được thông báo hồ sơ hợp lệ.
Đối với trường hợp tổ chức kinh tế là doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài tại Việt Nam thì nếu Doanh nghiệp chưa tách Giấy chứng nhận đầu tư thành Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thực hiện việc tách trước.
Bước 3: Thực hiện điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại cơ quan cấp phép.
Để có thể thực hiện các thủ tục chuyển nhượng cổ phần, vốn góp cho người nước ngoài, nhà đầu tư không những phải đáp ứng các điều kiện, hình thức đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam mà còn cần phải tuân thủ quy trình quy định. Tổ chức kinh tế tại Việt Nam muốn chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài thì cần căn cứ quy định của pháp luật Việt Nam, các hiệp định thương mại Việt Nam ký kết để xem với ngành nghề đó có cho người nước ngoài nhận chuyển nhượng vốn trong công ty Việt Nam không và cho phép người nước ngoài được sở hữu tỷ lệ vốn tối đa bao nhiêu %. Thêm vào đó, một số các giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ để được coi là hợp lệ thì cần Hợp pháp hóa lãnh sự phù hợp với quy định pháp luật.
Công ty Luật LAVN với phương châm hoạt động là không ngừng hoàn thiện để Khách hàng có thể thụ hưởng dịch vụ pháp lý: Nhanh hơn – Chuyên nghiệp hơn – Tiết kiệm hơn. Với đội ngũ các chuyên gia có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư, LAVN cam kết sẽ thực hiện thủ tục một cách nhanh chóng, đảm bảo hiệu quả về thời gian và công việc cho Qúy khách hàng.
Để được giải đáp cũng như hướng dẫn thực hiện thủ tục chuyển nhượng cổ phần, vốn góp cho người nước ngoài Qúy khách hàng hãy liên hệ đến LAVN để đồng hành cùng Qúy khách hàng.
LAVN LAW FIRM
Địa chỉ: Lầu 3 Tòa nhà Lộc Thiên Ân, số 49 Lê Quốc Hưng, Phường 12, Quận 4.
Tel: (028) 6261 6569 Fax: (028) 6261 6639
Email: support@lavn.com.vn Website: www.lavn.com.vn