Thành phần mỹ phẩm làm một trong các nội dung quan trọng nhất trong phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm. Để giúp khách hàng điền thông tin này một cách chính xác khi xây dựng phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm, LAVN LAW FIRM cung cấp các quy định về thành phần mỹ phẩm như sau
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
- Thông tư 06/2011/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm ngày 25 tháng 01 năm 2011
- Thông tư 32/2019/TT-BYT sửa đổi, bổ sung Khoản 4 Điều 4 và Phụ lục số 01-MP Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Bộ Trưởng Bộ Y Tế quy định về quản lý mỹ phẩm
- Công văn của Cục quản lý dược – Bộ Y Tế cập nhật quy định về các chất dùng trong mỹ phẩm
- Hiệp định về hệ thống hòa hợp ASEAN trong quản lý Mỹ phẩm
II. Quy định về thành phần mỹ phẩm
– Không được bao gồm các chất cấm sử dụng trong mỹ phẩm theo quy định tại hiệp định hòa hợp mỹ phẩm Asean;
– Các chất có giới hạn về nồng độ theo quy định tại hiệp định hòa hợp mỹ phẩm Asean phải có nồng độ thấp hơn giới hạn cho phép.
III. Cách ghi thành phần công thức có trong sản phẩm mỹ phẩm
– Thành phần có trong công thức sản phẩm phải được ghi đầy đủ theo thứ tự hàm lượng giảm dần. Các thành phần nước hoa, chất tạo hương và các nguyên liệu của chúng có thể viết dưới dạng “hương liệu” (perfume, fragrance, flavour, aroma). Những thành phần với hàm lượng nhỏ hơn 1% có thể liệt kê theo bất kỳ thứ tự nào sau các thành phần có hàm lượng lớn hơn 1%. Các chất màu có thể được ghi theo bất cứ thứ tự nào sau các thành phần khác theo chỉ dẫn màu (CI) hoặc theo tên như trong Phụ lục IV (Annex IV) của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN. Những sản phẩm mỹ phẩm dùng để trang điểm, dưới dạng các màu khác nhau có thể liệt kê tất cả các chất màu trong mục “có thể chứa” hoặc “+/-”.
– Nêu đầy đủ tỷ lệ phần trăm của các thành phần có quy định về giới hạn nồng độ, hàm lượng tại các Phụ lục (Annexes) của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN. Giữa hàng đơn vị và hàng thập phân được đánh dấu bằng dấu phẩy (“,”).
– Tên thành phần phải được ghi bằng danh pháp quốc tế (International Nomenclature of Cosmetic Ingredients – INCI) quy định trong các ấn phẩm mới nhất: Từ điển thành phần mỹ phẩm quốc tế (International Cosmetic Ingredient Dictionary), Dược điển Anh (British Pharmacopoeia), Dược điển Mỹ (United States Pharmacopoeia), Dữ liệu tóm tắt về hoá học (Chemical Abstract Services), Tiêu chuẩn Nhật Bản về thành phần nguyên liệu mỹ phẩm (Japanese Standard Cosmetic Ingredient), ấn phẩm của Nhật Bản về thành phần nguyên liệu mỹ phẩm (Japanese Cosmetic Ingredients Codex). Tên thực vật và dịch chiết từ thực vật phải được viết bằng tên khoa học bao gồm chi, loài thực vật (tên chi thực vật có thể rút ngắn). Các thành phần có nguồn gốc từ động vật cần nêu chính xác tên khoa học của loài động vật đó.
Nội dung tham khảo thêm: Cách ghi mẫu phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm
IV. Những chất sau đây không được coi là thành phần của mỹ phẩm
– Tạp chất trong nguyên liệu được sử dụng.
– Các nguyên liệu phụ được sử dụng vì mục đích kỹ thuật nhưng không có mặt trong sản phẩm thành phẩm.
– Nguyên liệu được sử dụng với số lượng cần thiết như dung môi hoặc chất mang của các thành phần tạo mùi.
Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này!
LAVN LAW FIRM
Địa chỉ : Lầu 3, Tòa nhà Lộc Thiên Ân, Số 49 Lê Quốc Hưng, F.12, Q.4, TP. HCM
VP Hà Nội: Phòng 302 – số nhà 94 ngõ 126 đường Khuất Duy Tiến, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: (028) 6261 6569 | Fax: 028 6261 6639
Email: support@lavn.com.vn | Website: www.lavn.com.vn
✅ Dịch vụ công bố mỹ phẩm | 📉 07 – 10 ngày làm việc |
✅ Giấy phép đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm | 📉 30 ngày làm việc |
✅ Giấy phép quảng cáo mỹ phẩm | 📉 10-15 ngày làm việc |
✅ Thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm | 📉 Liên hệ |