Các loại hình nhượng quyền thương mại phổ biến nhất hiện nay

Các loại hình nhượng quyền thương mại hiện nay đều được linh động và phục vụ tối đa cho công cuộc phát triển kinh tế nước nhà đồng thời khuyến khích tư nhân hoạt động kinh doanh. Tất cả doanh nghiệp, cá nhân hay tổ chức khi đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại đều cần xác định xem loại hình mà công ty sử dụng là gì. Từ đó, việc chuẩn bị hồ sơ hay phê duyệt cũng diễn ra nhanh chóng và đơn giản hơn.

Nhượng quyền thương mại theo khu vực lãnh thổ

Nhượng quyền thương mại được phân chia theo lãnh thổ
Nhượng quyền thương mại được phân chia theo lãnh thổ

Trong thời đại hội nhập và toàn cầu hóa thì vấn đề giao thương, mua bán giữa các quốc gia trên toàn thế giới luôn được diễn ra nhộn nhịp, sôi động. Cũng vì vậy mà hoạt động chuyển nhượng giữa Việt Nam và nước ngoài cũng đang trở nên phổ biến và xuất hiện từ rất lâu nay.

Nhượng quyền thương mại trong nước

Có thể dễ hiểu hơn đây là hoạt động mà công ty Việt Nam cho phép đơn vị Việt Nam khác tiến hành các công việc mua bán, cung ứng hàng hóa theo hình thức nhượng quyền. Chúng bao gồm cung cấp tất cả các vấn đề liên quan đến bí quyết thương mại, tên nhãn hiệu, biểu tượng,…

Một ví dụ rất thực tế mà chắc hẳn ai cũng biết đó là hãng trà sữa Toco Toco. Ra đời vào năm 2013 và lựa chọn nhượng quyền là con đường để phát triển. Sau gần 10 năm hoạt động, nhãn hàng đã có gần 400 cửa hàng lớn nhỏ trên toàn quốc.

Nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam

Hoạt động này được coi như một cách mà doanh nghiệp nước ngoài tiến hành công việc đầu tư vào Việt Nam theo hình thức chuyển nhượng. Những cái tên rất nổi tiếng theo hình thức này đó là KFC, McDonald, Pizza Company,… Đa phần những chuỗi nhà hàng ăn uống tại Việt Nam theo phong cách Tây Âu thì đều dưới dạng nhượng quyền từ nước ngoài vào.

Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài

Không chỉ có nước ngoài đầu tư vào Việt Nam mà hiện nay các doanh nghiệp trong nước đã bắt đầu mang linh hồn ẩm thực Việt sánh vai với cường quốc năm châu. Các thương hiệu ấn tượng đã làm được điều này như cà phê Trung Nguyên, Phúc Long, Phở 24,…

Nhượng quyền thương mại theo tiêu chí kinh doanh

Các loại hình nhượng quyền thương mại được phân chia theo nhiều yếu tố
Các loại hình nhượng quyền thương mại được phân chia theo nhiều yếu tố

Không chỉ có nhượng quyền theo khu vực lãnh thổ mà các loại hình nhượng quyền thương mại còn dựa trên cả tiêu chí kinh doanh bao gồm: sản phẩm và công thức kinh doanh.

Nhượng quyền phân phối sản phẩm

Với hình thức này thì bên nhận quyền sẽ được bên nhượng quyền cho phép phân phối những sản phẩm do bên nhượng quyền sản xuất hoặc cung cấp trong một khoảng thời gian và quy mô nhất định. 

Đặc biệt, thương nhân nhận quyền sẽ chỉ được phép sử dụng nhãn hiệu, logo, biểu tượng để phục vụ hoạt động quảng cáo, kinh doanh sản phẩm. Những sản phẩm nhượng quyền nổi tiếng mà chúng ta thường sử dụng như: CocaCola, Hyundai, máy tính HP, tủ lạnh Toshiba,…

Nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh

Hình thức này thì được sử dụng phổ biến và rộng rãi hơn rất nhiều. Cụ thể, bên ủy quyền bên cạnh quyền sử dụng logo, nhãn hiệu, biểu tượng hay phân phối các hàng hóa có sẵn thì còn nắm được các bí quyết kinh doanh, cách tổ chức bộ máy. Bên ủy quyền cũng sẽ hỗ trợ những vấn đề liên quan đến đào tạo, máy móc cho bên nhận quyền.

Nhượng quyền thương mại theo mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh

Mỗi doanh nghiệp, tổ chức đều có những định hướng, mục tiêu kinh doanh cụ thể. Do vậy, đối với hoạt động chuyển nhượng cũng sẽ tùy thuộc theo lộ trình phát triển của tổ chức.

Phân chia nhượng quyền theo khu vực để tiến hành thực hiện chuẩn xác
Phân chia nhượng quyền theo khu vực để tiến hành thực hiện chuẩn xác

Nhượng quyền độc quyền

Bên nhận quyền sẽ mua nhượng quyền nhưng bị giới hạn trong một khu vực, quy mô nhất định đồng thời độc lập xây dựng quy trình phát triển, đảm bảo đúng số lượng đơn vị kinh doanh nhượng quyền trong từng thời điểm nhất định đối với bên nhượng quyền.

Ưu điểm của nhượng quyền độc quyền là bên nhận nhượng quyền được phép nhượng lại cho bên thứ 3 với mục đích phát triển khu vực. Tuy nhiên, bên mua buộc phải vận động như một bên nhượng quyền trong việc phát triển thị trường, tìm kiếm và xây dựng tệp khách hàng trong khu vực mình đã mua.

Nhượng quyền riêng lẻ

Bên nhận nhượng quyền sẽ thực hiện ký hợp đồng trực tiếp với bên nhượng quyền. Trong đó, bên nhượng quyền có thể là chủ doanh nghiệp hoặc là một bên được phép nhượng quyền trong hệ thống. Mục đích của bên mua sẽ tạo ra một chi nhánh kinh doanh trong hệ thống của bên bán tại địa điểm cụ thể và có thời hạn nhất định.

Hơn thế nữa, khi hợp đồng kết thúc thì bên mua có thể trả phí để tiếp tục ra hạn. Với hình thức này thì việc chuyển nhượng cho bên thứ 3 hoặc tự ý mở thêm cửa hàng là không được cho phép. Nếu muốn mở rộng thì bên mua buộc phải thực hiện theo quy trình ban đầu là ký hợp đồng trực tiếp với bên nhượng quyền. 

Nhượng quyền theo vùng

Có thể hiểu như sau, một bên nhận nhượng quyền cao nhất sẽ ký hợp đồng với chính chủ thương hiệu để kinh doanh sản phẩm, dịch vụ nhượng quyền trong vùng mà mình dự định mua. Sau đó, họ có thể bán lại cho các bên nhận quyền nhỏ hơn cùng thuộc khu vực và vẫn dưới hình thức nhượng quyền.

Hạn chế của hình thức này đó là chỉ có thể bán lại cho các đơn vị cấp thấp hơn chứ bên mua không thể tự mở thêm các cửa hàng cùng cấp với mình.

Nhượng quyền theo khu vực

Lợi thế khi nhượng quyền theo khu vực là bên nhượng quyền sẽ được mở ra nhiều chi nhánh kinh doanh trong cùng hệ thống và cam kết số lượng đạt được trong một thời gian nhất định. Người mua nhượng quyền sẽ không được phép chuyển nhượng hay bán lại cho bất cứ ai.

Nếu muốn thực hiện nhượng quyền cho bên thứ ba ở cấp thấp hơn thì họ buộc phải mua theo hình thức nhượng quyền cấp cao. Tuy nhiên, chi phí phải trả là khá lớn.

Kết luận

Các loại hình nhượng quyền thương mại đã được tổng hợp và phân tích cụ thể trong bài viết trên của LAVN. Nhà đầu tư hãy lựa chọn một phương thức phù hợp nhất với mục đích kinh doanh cũng như số vốn mà bản thân sở hữu.

Rate this post